Đại hội có quy mô "khủng" với 80 phiên khoa học, 750 bài cáo cáo liên tục
Đại hội Khoa học Tim mạch Đông Nam Á (AFCC) lần thứ 27 với chủ đề "Giao thoa tim mạch: thách thức và cơ hội" do Hội Tim mạch học Việt Nam, Viện Tim mạch Việt Nam tổ chức, diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 2 đến 5 tháng 11 năm 2023 tại Hà Nội với 80 phiên khoa học, bao gồm 750 bài báo cáo liên tục trên 10 hội trường.
AFCC 2023 xây dựng chương trình với 15 chủ đề chính. Ngoài những chủ đề khoa học thường quy như can thiệp tim mạch, siêu âm tim, điều trị rối loạn nhịp tim… tâm điểm của AFCC 2023 chính là những phiên khoa học đặc biệt, với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài như phiên đào tạo của SCAI (Hội Tim mạch Can thiệp Hoa Kỳ), các phiên cập nhật khuyến cáo từ ESC Congress (Hội Tim mạch châu Âu) cùng chương trình tọa đàm Con đường tim mạch - những câu chuyện bên lề hội nghị đều rất đặc sắc.
Đại hội lần này đón tiếp hơn 1.000 đại biểu trong và ngoài nước, trong đó có 300 chuyên gia tim mạch với vai trò diễn giả khách mời đến từ nhiều nền y học tiên tiến trên thế giới cũng như khu vực ASEAN. Trong số các gian hàng triển lãm tại hội nghị, gian hàng của Dược Hậu Giang với các sản phẩm mới, đã nhận được sự quan tâm lớn của khách mời trong và ngoài nước. Ngoài ra các sản phẩm thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng Japan-GMP của Dược Hậu Giang cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực của người dùng.
Nhân dịp này, Dược Hậu Giang cũng kết nối với các bác sĩ tham dự hội nghị, bởi đây là cơ hội tốt giúp các chuyên gia cập nhật kiến thức chuyên ngành, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau.
Trong khuôn khổ hội nghị, Dược Hậu Giang còn tổ chức Gala Dinner "Vì một trái tim vui khỏe" nhằm tri ân các y bác sĩ. Chương trình để lại dấu ấn với nhiều hoạt động đặc sắc, các khách mời bày tỏ sự tin tưởng vào tiêu chuẩn chất lượng Japan-GMP mà Dược Hậu Giang đã đạt được cho các dây chuyền sản xuất thuốc nói chung và thuốc Tim mạch – Đái tháo đường nói riêng.
Tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong tại Việt Nam
Tại hội nghị, các chuyên gia đưa ra các con số thống kê đáng báo động. Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2020, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại nước ta. Đáng bàn là hiện có khoảng 25% người Việt trưởng thành đang mắc bệnh tim mạch và có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
Các chuyên gia cho rằng, ngoài tuổi tác, vấn đề đô thị hóa trong xã hội phát triển nhanh như hiện nay, các yếu tố môi trường như bụi, tiếng ồn, stress hay hậu COVID-19, lạm dụng thức ăn nhanh - thực phẩm nhiều cholesterol, lạm dụng bia rượu - thuốc lá, ăn mặn, ít vận động cũng là những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe tim mạch.
Người Việt không cần ra nước ngoài điều trị bệnh tim mạch
Theo Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết, ngành Tim mạch Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều bước tiến đáng kể, hội nhập sâu rộng với thế giới, triển khai ứng dụng được nhiều kỹ thuật tiên tiến có thể sánh ngang các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hiện nay, hầu hết các bệnh lý tim mạch đã có thể được chẩn đoán và điều trị trong nước một cách kịp thời, hiệu quả. Người bệnh tim mạch trong nước đã có cơ hội tiếp cận các thành tựu khoa học trong lĩnh vực tim mạch tiên tiến ngay tại chỗ mà không còn phải ra nước ngoài.
Song song đó, để có một trái tim khỏe, các chuyên gia còn khuyến cáo, cần kiểm soát cân nặng; tránh lo âu, căng thẳng; kiểm tra huyết áp, đường huyết thường xuyên, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ nhằm có giải pháp kiểm soát kịp thời.
Tin tài trợ