BS. Barnaby Young, 33 tuổi, bắt đầu một ngày bình thường với cơn đau họng nhẹ và sổ mũi – giống như đang báo hiệu một cơn cảm cúm.
Các triệu chứng kéo dài trong vài ngày nhưng không gây sốt hay đau đầu. Tuy nhiên, đến tối ngày thứ ba, anh bắt đầu cảm thấy choáng váng, tình trạng này tiến triển thành chóng mặt nghiêm trọng khi thức dậy vào sáng hôm sau. Anh cảm thấy như thể căn phòng mình ở đang quay mòng mòng.
Anh chia sẻ: "Trong hai ngày đầu tiên sau khi cơn chóng mặt xuất hiện, tôi không thể ăn, uống, quay đầu hoặc thậm chí đảo mắt từ bên này sang bên kia mà không nôn mửa hay cảm thấy đầu óc quay cuống".
Dr BS. Young thuộc chuyên khoa bệnh truyền nhiễm đến từ Anh, hiện anh đang làm việc tại một bệnh viện địa phương, đã quyết định tự điều trị bằng thuốc rối loạn tiền đình và thuốc chống buồn nôn. đây là những loại thuốc kê toa dùng để xoa dịu cơn chóng mặt và buồn nôn. "Nhưng thuốc ít có tác dụng. vấn Vấn đề vẫn nằm ở thời gian hồi phục và tôi đang cố gắng mỗi ngày để nghỉ ngơi đầu óc."
Từ ngày thứ ba (sau cơn chóng mặt), các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên thuyên giảm dần. "Tôi đã có thể mở mắt và lảo đảo được đến sofa để xem TV. Đến ngày thứ tư, tôi có thể từ từ đi bộ đến phòng khám, mặc dù tôi di chuyển còn chậm và kém hơn bé con mới biết đi của tôi!".
BS. Young đã hoàn toàn bình phục sau trận cảm cúm, nhưng phải mất khoảng hai tuần để các triệu chứng biến mất hẳn. Anh còn đùa rằng: "Tôi đã có một tuần làm việc đi đứng loạng choạng như người say, nhiều lúc không thể đứng vững nổi mỗi khi quay đầu!".
Anh ấy đã mắc bệnh gì?
Bác sĩ Barrie Tan, Chuyên gia cấp cao và công tác tại Bệnh viện Gleneagles Singapore, phân tích rằng: hóa ra bác sĩ Young đã bị bệnh Viêm mê đạo tai (Labyrinthitis) – một chứng bệnh làm viêm tai trong dẫn đến rối loạn.
Bác sĩ Tan cho biết bệnh Viêm mê đạo tai tương đối hiếm gặp tại Singapore, nhưng ông đã điều trị cho một số bệnh nhân mắc căn bệnh này, hầu hết là những người trẻ, khỏe mạnh từ 20 đến 50 tuổi.
Bác sĩ tiếp tục giải thích: Tai trong là phần trong của tai gồm có cơ quan tiền đình có nhiệm vụ điều chỉnh sự cân bằng của cơ thể (cảm nhận vị trí của cơ thể trong không gian) và ốc tai là cơ quan thính giác quan trọng.
"Khi mê đạo tai bị viêm, bệnh nhân có thể bị giảm thính lực và mất thăng bằng. Đầu sẽ xuất hiện cảm giác chóng mặt và choáng váng như thể xung quanh đang quay cuồng không ngừng. Tình trạng chóng mặt thường rất dữ dội gây buồn nôn/nôn mửa liên tục. Tình trạng nghiêm trọng đến mức bệnh nhân không thể cử động được vì sẽ bị chóng mặt nhiều hơn khi cố gắng hoạt động.
Bởi vì bệnh khởi phát đột ngột và cấp tính nên sẽ làm bệnh nhân khá lo sợ. Bệnh còn gia tăng nguy cơ té ngã và chấn thương đầu do chóng mặt, và mất nước khi bị nôn mửa liên tục.
Bác sĩ Tan chia sẻ: "Chứng chóng mặt cấp tính thường kéo dài trong vài ngày hoặc hai tuần. Khi bệnh thuyên giảm, bệnh nhân chỉ còn hơi choáng nhẹ hoặc đi lại còn loạng choạng. Giai đoạn phục hồi có thể kéo dài từ 1-2 tháng. Chức năng thính giác sau bệnh có khả năng phục hồi hoàn toàn hoặc bị ảnh hưởng không ít. Thời gian hồi phục nhanh nhất là trong tháng đầu tiên nhưng nhiều bệnh nhân vẫn phảI nghỉ ngơi khoảng 6 tháng sau khi phát bệnh".
Trong trường hợp tích cực, bệnh nhân sẽ phục hồi hoàn toàn thính giác và thăng bằng trong vòng hai tuần.
Trong trường hợp tiêu cực, bệnh nhân có nguy cơ điếc một bên tai và bị chóng mặt dai dẳng trong nhiều tuần, sau đó là mất thăng bằng và khó khăn khi đi lại trong nhiều tháng. Nhưng bác sĩ Tan cho biết đa số các bệnh nhân thường lấy lại thăng bằng cơ thể trong vòng hai tuần.
Bác sĩ Barrie Tan – Chuyên gia Tai – Mũi – Họng từ bệnh viện Gleneagles Singpore. Chuyên khoa chính của bác sĩ:
- Người lớn: viêm mũi dị ứng, viêm amidan, mất khứu giác, chấn thương mũi, ù tai dạng mạch, ngáy và ngưng thở khi ngủ, đánh giá thính lực, cấy ốc tai, phẫu thuật giảm áp dây thần kinh mặt.
- Trẻ em: chấn thương tai, tai có dị vật, rách màng nhĩ, u màng nhĩ, viêm amindan, khàn giọng
Để biết thêm chi tiết và nhận thông tin tư vấn từ bác sĩ Barrie Tan, vui lòng liên hệ:
Văn phòng đại diện Tập đoàn Y tế Parkway tại Hà Nội
Tầng 5, số 110 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637
Email: info@parkway.com.vn
Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Bệnh viêm mê đạo tai thường tự phát và vô căn nhưng có thể xuất hiện sau khi bị cảm cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên (URTI). "Những bệnh nhiễm trùng này thường không ảnh hưởng đến tai trong. Thông thường hơn, khi bị nhiễm trùng hô hấp trên, tai giữa bị ảnh hưởng khi vi khuẩn và dịch tiết từ mũi đi qua ống Eustachian di chuyển đến tai làm tích tụ dịch. Bác sĩ Tan cho biết: Nhiễm trùng tai giữa nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng lây lan lên não hoặc trong một số trường hợp hiếm gặp có thể làm viêm mê đạo tai.
Mặc dù chụp MRI (cộng hưởng từ) có thể cho phát hiện tình trạng viêm sưng, chẩn đoán thường tiến hành sau khi tìm hiểu tiền sử bệnh và khám tổng quát. Tình trạng suy giảm thính lực được chẩn đoán thông qua "Đo thính lực đơn âm". Bác sĩ cũng phát hiện được các dấu hiệu bệnh như chuyển động mắt dao động nhanh, hoặc chuyển động mắt bất thường khi di chuyển đầu.
Điều trị bệnh bao gồm:
Thuốc ức chế tiền đình: Giúp giảm chóng mặt. Thuốc dùng dưới dạng viên uống hoặc miếng dán sau tai.
Steroid đường uống: Xoa dịu tình trạng viêm tai trong, là nguyên nhân gây viêm mê đạo tai.
Một số tài liệu cũng khuyến nghị sử dụng thuốc chống vi-rút.
Nghỉ ngơi dưỡng bệnh: Tránh kích thích cơ chế cân bằng của tai. Nhiều trường hợp viêm mê đạo tai được chữa khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần nghỉ ngơi trên giường.
Sau khi hết bệnh và cách phòng ngừa
Những ảnh hưởng lâu dài có thể xảy ra nếu tai trong không hồi phục hoàn toàn.
Bệnh nhân có thể bị mất thăng bằng, đặc biệt khi thay đổi tư thế cơ thể đột ngột và có nguy cơ mất thính lực vĩnh viễn.
"Những trường hợp này rất khó dự đoán và có đặc điểm riêng. vì vậy không có cách nào chắc chắn để nói ai sẽ bị mất thính lực vĩnh viễn."
Viêm mê đạo tai hiếm khi ảnh hưởng đến bệnh nhân nhiều lần. "Hiện nay có rất ít thông tin về các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhiều lần.
Tuy nhiên, bệnh không có xu hướng chuyển nặng hơn trong trường hợp tái mắc bệnh về sau."
Viêm mê đạo tai là bệnh không thể phòng ngừa. Bác sĩ Tan cho biết: "Tuy nhiên, bệnh nhiễm trùng hô hấp trên là một yếu tố rủi ro nên chúng ta cần chú ý hạn chế tiếp xúc với những ai mắc bệnh này".