Dùng trí tuệ nhân tạo tìm ra kháng sinh mới

31-03-2020 13:44 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Các nhà nghiên cứu ở Viện Công nghệ Massachussett (MIT), Mỹ đã sử dụng trí thông minh nhân tạo thiết kế một loại thuốc kháng sinh mới.

Để tìm ra thế hệ kháng sinh mới này, Phòng thí nghiệm Khoa học Máy tính và Trí tuệ Nhân tạo (CSAIL) và Viện Khoa học và Kỹ thuật Y tế thuộc MIT đã hợp tác, sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) thiết kế một loại thuốc kháng sinh mới có tên halicin. Đây là phân tử kỳ diệu, từng được thử nghiệm như một loại thuốc trị đái tháo đường, nhưng nay lại rất hiệu quả đối với nhiều chủng khuẩn thường gây bệnh như Clostridium difficile (gây viêm đại tràng giả mạc), Acinetobacter baumannii (vi khuẩn đa kháng thuốc, gây nhiễm khuẩn bệnh viện) và Mycobacterium tuberculosis (khuẩn lao).

Trí tuệ nhân tạo giúp tìm ra thuốc kháng sinh mới.

Bước đột phá này được thực hiện một phần nhờ vào những tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), sử dụng các mô hình máy tính để sàng lọc các hợp chất phân tử và hiệu quả của chúng trong điều trị nhiễm trùng. Theo thông cáo báo chí, nhóm đề tài đã huấn luyện mô hình thuật toán máy học ở khoảng 2.500 phân tử từ các phản ứng kháng sinh, gồm 1.700 loại thuốc được phê duyệt trước đây và khoảng 800 trong số chúng được mô tả là "sản phẩm tự nhiên có cấu trúc đa dạng và phạm vi hoạt tính sinh học rộng”. Hiện halicin đang tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện trước khi xin phê duyệt từ FDA và hợp tác với các công ty dược phẩm để sớm đưa loại kháng sinh này vào điều trị cho con người.


Ngọc Anh
Ý kiến của bạn