Công nghệ này mở đường ra đời liệu pháp miễn dịch tối ưu trong điều trị ung thư. Hiện tại, liệu pháp miễn dịch (Immunotherapy) được xem là tối ưu trong điều trị ung thư, nhưng nhược điểm, các peptide trong quá trình di chuyển đến hạch bạch huyết để kích hoạt phản ứng miễn dịch lại gặp không ít trở ngại do đặc tính dễ vỡ của nó.
Theo trang tin Unige.ch (Thụy Sĩ) để chống lại bệnh ung thư, y học sử dụng vắcxin kích thích hệ thống miễn dịch nhằm xác định và tiêu diệt các tế bào khối u. Để tăng cường hiệu quả của vắcxin lên hệ miễn dịch, đặc biệt trên các tế bào lympho T, các nhà khoa học đã phát triển thành công vi nang tơ nhện để đưa vắcxin trực tiếp vào trung tâm của các tế bào miễn dịch.
Cụ thể hơn, các nhà khoa học đã sử dụng polyme sinh học tơ nhện tổng hợp, vật liệu nhẹ, không độc có khả năng chống lại sự thoái hóa từ ánh sáng và nhiệt. Loại tơ đặc biệt này dùng để chèn một peptide mang các thành phần vắcxin, các chuỗi protein được tạo ra sau đó được pha với muối ra để tạo thành các vi hạt có thể tiêm được. Kỹ thuật này giúp bảo vệ peptide vắcxin khỏi sự thoái hóa nhanh trong cơ thể, và đưa chúng vào đúng đích đã định, tạo ra chiến lược tiêm phòng ổn định. Kỹ thuật này có dải ứng dụng rộng, không chỉ có tác dụng đối với thuốc trị ung thư mà còn có thể áp dụng cho vắcxin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm khác. Khám phá trên vừa được công bố trên tạp chí Biomaterials số ra cuối tháng 6-2018.