Tuy nhiên, trong thời gian dùng thuốc tôi vẫn thấy mẹ tôi bị ngứa, khó chịu do sẹo gây ra. Xin hỏi quý báo, nên dùng thuốc này như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Phạm Thị Hoài (Thái Nguyên)
Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều biện pháp ra đời để điều trị loại sẹo này nhưng chưa biện pháp nào đạt hiệu quả 100% và còn đặt ra những thách thức cho y học do tỷ lệ tái phát cao, không đáp ứng với điều trị. Thuốc có chứa các thành phần trên là loại thuốc có tác dụng tăng sinh biểu mô, kích thích tái tạo tế bào giúp phát triển nhanh tế bào lành tính, ức chế sự tăng sinh tế bào bệnh lý, ức chế quá trình viêm nên thường được sử dụng cho người có sẹo lồi, sẹo phì đại, hạn chế cử động do sẹo, sẹo biến dạng làm mất thẩm mỹ sau phẫu thuật, sẹo do cắt cụt chi, các trường hợp sẹo do bỏng và tai nạn. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng làm dịu nên làm giảm chứng ngứa thường xuất hiện khi sẹo hình thành.
Về thời điểm dùng thuốc, nếu là vết thương do phẫu thuật, tổn thương thì nên dùng ngay khi vết thương vừa khô mặt nhưng cần tránh những kích thích cơ thể như quá lạnh, tia cực tím hay mát-xa quá mạnh. Trường hợp của mẹ bạn chắc đã bị sẹo nhiều năm nên với những loại sẹo cũ và đã cứng này thì có thể bôi thuốc 2-3 lần một ngày và băng vết sẹo bằng gạc thấm thuốc qua đêm. Thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào kích cỡ và độ co cứng của sẹo nhưng có thể sẽ cần vài tuần hay vài tháng. Quan trọng là bạn cần động viên mẹ bôi thuốc đều đặn vì nếu dùng thiếu số lần hoặc cách nhật thì có thể thuốc không mang lại kết quả gì. Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc, bạn nên nhắc nhở mẹ tránh để thuốc dây vào mắt, mũi, miệng hay bôi thuốc vào các vết thương hở. Thuốc cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như ngứa, ban đỏ, mụn nhỏ, rát da, mày đay… thì cần được phát hiện và điều chỉnh thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu.
BS. Nguyễn Hải Liên