Các bệnh nấm ngoài da gặp rất nhiều trong mùa hè bao gồm lang ben, nấm loang, nấm chân, nấm bẹn, nấm râu, nấm đùi... Trường hợp nặng có thể bị bội nhiễm vi khuẩn có mụn mủ, bóng mủ gây sưng tấy, sốt. Để xử lý các trường hợp nấm da này, các bác sĩ có thể dùng tới econazol tôi.
Econazol tôi là thuốc chống nấm chỉ dùng tại chỗ (dùng ngoài). Ngoài các loại nấm da như trên econazol tôi còn giúp ích trong nhiễm nấm âm hộ, âm đạo, hoặc nấm ở tai (tai ngoài hoặc/và ống tai)...
Trên thị trường, econazol tôi có dưới dạng kem, thuốc nước bôi ngoài, bột phun, viên đặt âm đạo... phù hợp dùng cho từng vị trí nhiễm nấm; có thể phối hợp với thuốc chống viêm corticoid như hydrocortisone trong chế phẩm để tăng hiệu quả điều trị với những trường hợp có viêm.
Tùy từng trường hợp và vị trí nhiễm nấm bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng, dạng dùng và thời gian dùng phù hơp. Ví dụ, đối với nấm da do Candida, lang ben có thể dùng 1-3 lần/ngày (đối với các dạng kem, thuốc nước bôi ngoài, bột xịt, dung dịch). Một đợt điều trị từ 2-4 tuần, đến khi tổn thương trên da lành hẳn. Nấm ở thân, đùi, chân, nấm loang bôi thuốc ngày 1 lần, dùng trong 2 tuần, riêng nấm da chân dùng trong 1 tháng... Có thể điều trị dài ngày hơn, nếu cần. Bệnh thường đỡ trong vòng 1 - 2 tuần đầu điều trị. Nếu không đỡ sau thời gian đó, người bệnh phải đi khám để đánh giá lại chẩn đoán và dùng thuốc thích hợp hơn. Đối với nấm ở âm đạo dùng viên đặt, tuyệt đối không dùng dạng kem bôi. Sau 7 ngày điều trị, các triệu chứng không thuyên giảm hoặc sau 4 tuần điều trị, các triệu chứng lại tái phát... người bệnh cũng cần đi khám lại.
Khi được bác sĩ kê đơn dùng econazol, người bệnh cần tuân thủ đầy đủ liều dùng một đợt điều trị, để có hiệu quả tối ưu. Một số bất lợi có thể xảy ra khi dùng thuốc chủ yếu là phản ứng tại chỗ như nóng, rát bỏng, đỏ, ngứa, viêm da tiếp xúc, kích ứng nhẹ ngay sau khi bôi. Tuy nhiên, để an toàn người bệnh cần ngừng thuốc khi có những mẫn cảm này và thông báo cho bác sĩ điều trị biết để có hướng xử trí phù hợp.