Tác dụng của thuốc thụt hậu môn với táo bón?
Thuốc thụt hậu môn là thuốc nhuận tràng được xem là giải pháp giúp giải quyết nhanh tình trạng táo bón kéo dài và nặng. Thuốc được bào chế dưới dạng gel hoặc dung dịch.
Với trẻ em có 3 loại thuốc thụt hậu môn chính được chỉ định sử dụng:
- Thuốc có chứa chất dầu khoáng (paraphin).
- Thuốc chứa muối.
- Thuốc có chứa phốt phát.
Dù thuốc chứa thành phần nào, thì mục đích sử dụng chính là để việc tống đẩy phân ra ngoài được dễ dàng hơn. Thuốc hoạt động bằng cách: Khi đi vào hậu môn, sẽ làm mềm phân, kích thích nhu động ruột, làm cơ hậu môn giãn ra và quá trình đào thải phân dễ dàng hơn.
Các thuốc thụt hậu môn này mặc dù khá an toàn nếu sử dụng đúng hướng dẫn và liều lượng. Riêng thuốc có chứa phốt phát phải đặc biêt thận trọng về liều lượng, bởi nếu sử dụng sai liều lượng có thể gây hại cho bé.
Các tác dụng phụ chủ yếu của thuốc thụt hậu môn có thể gặp: Buồn nôn, nôn, gây tiêu chảy, kích thích ruột dưới gây đau bụng, choáng váng, khát nước, rối loạn điện giải, kích thích gây khó chịu ở hậu môn…
Sử dụng nhiều lần thuốc thụt, có thể bị viêm nhiễm, nứt… hậu môn. Chính vì thế đây là thuốc chỉ được sử dụng như biện pháp cuối cùng trong điều trị táo bón nặng.
Lưu ý khi thụt tháo cho trẻ bị táo bón
Với trẻ dưới 2 tuổi bị táo bón nặng, chỉ thụt tháo cho bé khi có chỉ định của bác sĩ. Với trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể thụt tháo hậu môn tại nhà cho trẻ. Khi thực hiện thao tác, cần làm đúng hướng dẫn của bác sĩ và cần lưu ý những vấn đề sau:
- Sau khi bơm chất lỏng vào ruột sẽ kích thích trẻ có cơn mót dặn, khó chịu và muốn đi cầu ngay. Do đó, trước khi thụt tháo cha mẹ cần nói điều này với trẻ để trẻ hiểu. Sau khi thụt tháo, hướng dẫn bé hít thở sâu và nín đi cầu vài phút. Mục đích là để phân kịp mềm giúp bé đi cầu dễ hơn.
- Nên bôi một ít dầu bôi trơn vào đầu tuýp thuốc để giúp đưa thuốc vào dễ hơn, trẻ không bị đau rát. Trường hợp trẻ căng thẳng gây co thắt hậu môn, cha mẹ không nên cố gắng làm bằng được vì sẽ gây tổn thương tại chỗ gây đau và tâm lý hoảng sợ của bé. Lúc này nên dừng lại và nói chuyện, động viên… đến khi bé sẵn sàng hợp tác.
- Cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, không được lạm dụng sử dụng thuốc thụt tháo thường xuyên khi trẻ bị táo bón. Vì lạm dụng sẽ khiến việc đi cầu của trẻ lệ thuộc vào thuốc. Thậm chí khi thụt tháo thường xuyên có thể khiến hậu môn bị kích thích, tổn thương các mô xung quanh…
- Nếu bé bị táo bón kèm theo các triệu chứng: Buồn nôn, nôn, sưng đau hậu môn... thì không được thụt tháo mà phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay...
Mời độc giả xem thêm video:
7 lợi ích của vitamin C