Dùng thuốc nào trị đau răng?

09-03-2023 07:00 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Đau răng là vấn đề thường gặp, đặc biệt là ở những người vệ sinh răng miệng kém. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng, thậm chí có thể mất răng.

6 nguyên nhân khiến bạn bị đau răng6 nguyên nhân khiến bạn bị đau răng

Nghiến răng, vấn đề ở khớp thái dương, răng bị mẻ, bị sâu… đều có thể là những nguyên nhân gây đau răng mà có thể bạn không biết.

1. Nguyên nhân gây đau răng

Phần tủy bên trong răng chứa nhiều dây thần kinh, mô và mạch máu. Những dây thần kinh tủy này là một trong những dây thần kinh nhạy cảm nhất trong cơ thể. Khi các dây thần kinh này bị kích thích hoặc bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn (áp xe), chúng có thể gây đau dữ dội.

Đau răng có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do:

Dùng thuốc nào trị đau răng? - Ảnh 2.

Đau răng là vấn đề thường gặp, đặc biệt là ở những người vệ sinh răng miệng kém.

2. Các phương pháp điều trị đau răng không dùng thuốc

2.1. Điều trị giảm đau tạm thời

Một số cơn đau răng do đau xung quanh răng (chứ không phải bên trong) có thể tự khỏi mà không cần đến nha sĩ. Cơn đau do kích ứng tạm thời ở nướu có thể hết trong vài ngày. Trong thời gian này, người bệnh cần:

- Cố gắng không nhai xung quanh khu vực bị ảnh hưởng, ăn thức ăn mềm.

- Tránh đồ ngọt và thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh nếu răng nhạy cảm.

- Sử dụng gel giảm đau cho miệng.

- Súc miệng bằng nước muối ấm, giúp loại bỏ các mảnh vụn, sát trùng và giảm viêm. Khuấy ½ muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm và súc miệng kỹ.

- Súc miệng bằng hydro peroxide: Hydro peroxide (dung dịch 3%) giúp giảm viêm và đau. Pha loãng hydro peroxide với nước theo tỉ lệ bằng nhau súc miệng rồi nhổ ra, không nuốt.

- Nén hơi lạnh: Đối với sưng và đau, chườm đá lạnh bọc trong khăn lên vùng bị đau trong khoảng thời gian 20 phút, lặp lại sau mỗi vài giờ.

Dùng thuốc nào trị đau răng? - Ảnh 3.

Có thể súc miệng bằng dung dịch hydro peroxide.

3.3 Phương pháp điều trị đau răng tự nhiên hoặc thảo dược

Tinh dầu đinh hương: Là chất khử trùng tự nhiên giúp giảm đau và giảm viêm. Thấm một lượng nhỏ dầu đinh hương lên bông gòn và thoa lên vùng bị đau. Hoặc thêm một giọt dầu đinh hương vào một cốc nước nhỏ và súc miệng kỹ.

Tinh dầu vanilla: Chất cồn trong chiết xuất vanilla có tác dụng làm tê liệt cơn đau tạm thời và chất chống oxy hóa của nó giúp vết thương mau lành. Sử dụng đầu ngón tay hoặc bông gòn để bôi chiết xuất lên răng và nướu vài lần trong ngày.

Trà bạc hà: Có đặc tính làm dịu cơn đau, có thể áp túi trà bạc hà đã nguội vào vùng bị răng và nướu bị đau.

Tỏi: Dùng một tép tỏi nghiền nát và đắp lên vùng bị ảnh hưởng. Tỏi có thể tiêu diệt vi khuẩn (có chứa chất kháng khuẩn allicin) và giảm đau.

3. Điều trị đau răng bằng thuốc

3.1 Sử dụng thuốc giảm đau

Có thể dùng thuốc giảm đau acetaminophen hoặc ibuprofen đối với cơn đau răng. Với các cơn đau ở khớp hàm, sử dụng aspirin ở người lớn và acetaminophen (không phải aspirin) cho trẻ em dưới 12 tuổi.

3.2 Sử dụng kháng sinh

Khi nhiễm trùng xảy ra, nó sẽ tạo mủ do sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Nhiễm trùng thường gây sưng, đau và nhạy cảm ở khu vực này. Ngoài ra, bệnh nhân còn có dấu hiệu sốt, mệt mỏi, đau hoặc sưng dữ dội không đỡ. Nếu không điều trị, nhiễm trùng sẽ lan sang các vùng khác của hàm hoặc thậm chí là não. Lúc này cần sử dụng kháng sinh để trị.

Dùng thuốc nào trị đau răng? - Ảnh 4.

Cần được thăm khám để xác định nguyên nhân đau răng trước khi dùng thuốc điều trị.

Một số kháng sinh thường dùng:

Nhóm kháng sinh penicillin: Đây là nhóm kháng sinh đầu tay trong điều trị nhiễm trùng răng miệng, bao gồm penicillin V potassium và amoxicillin hay amoxicillin-acid clavulanic

Clindamycin: Là loại thuốc được lựa chọn để điều trị nhiễm trùng răng miệng, vì vi khuẩn có thể ít kháng thuốc này hơn so với các loại thuốc thuộc nhóm penicillin

Azithromycin: Sử dụng trong trường hợp bệnh nhân dị ứng hoặc không đáp ứng với nhóm thuốc penicillin hoặc clindamycin.

Cephalexin: Sử dụng trong trường hợp dị ứng với các kháng sinh trên.

Metronidazol: Được sử dụng trong điều trị một số nhiễm trùng răng miệng, nhưng không phải là lựa chọn đầu tiên.

Các triệu chứng nhiễm trùng có thể sẽ giảm sau 2 ngày điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ thời gian điều trị bằng kháng sinh. Cần dùng đúng, đủ liều theo chỉ định của bác sĩ từ 3-7 ngày để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, tránh kháng thuốc.

Ngoài ra, các thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ, bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, nhiễm trùng nấm men, thay đổi khẩu vị và đau đầu. Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như phát ban, nổi mề đay, sưng, đau khớp và sốt... Lúc này người bệnh cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

3.3 Thận trọng với các sản phẩm có chứa benzocaine

Lời khuyên trước đây bao gồm bôi ít thuốc sát trùng OTC có chứa benzocaine trực tiếp lên răng và nướu bị kích thích để giảm đau tạm thời. Nhưng benzocaine có liên quan đến một tình trạng hiếm gặp và nghiêm trọng, đôi khi gây tử vong, được gọi là methemoglobin, làm giảm lượng oxy mà máu có thể mang theo. Vì vậy, người bệnh cần:

- Trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc sát trùng OTC có chứa benzocaine.

- Không sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chứa benzocaine - chẳng hạn như gel mọc răng có benzocaine ở trẻ em dưới 2 tuổi.

- Tuyệt đối không sử dụng nhiều hơn liều lượng khuyến cáo của benzocaine.

- Giữ các sản phẩm có chứa benzocaine ngoài tầm với của trẻ em.

4. Làm thế nào để ngăn ngừa đau răng?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa đau răng là giữ cho răng và nướu khỏe mạnh nhất có thể. Để làm được điều này, cần:

- Khám răng định kỳ.

- Cắt giảm thức ăn và đồ uống có đường, chỉ dùng chúng như một món ăn không thường xuyên trong bữa ăn. Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

- Đánh răng hai lần một ngày trong khoảng 2 phút với kem đánh răng có fluoride.

- Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng mỗi ngày để loại bỏ thức ăn, mảnh vụn và mảng bám.

- Không hút thuốc vì có thể làm cho một số vấn đề răng miệng tồi tệ hơn.

Xem thêm video đang được quan tâm:

4 món ăn sáng giúp đốt mỡ toàn thân

DS. Hoàng Vân
(Bệnh viện Trung ương Huế)
Ý kiến của bạn