Hà Nội

Dùng thuốc khi dị ứng thức ăn

20-05-2014 10:00 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Mỗi khi ăn các thực phẩm như tôm, cua, ốc, sò, hến, nhộng, cá... tôi lại có biểu hiện ngứa, nổi mày đay rất khó chịu.

Mỗi khi ăn các thực phẩm như tôm, cua, ốc, sò, hến, nhộng, cá... tôi lại có biểu hiện ngứa, nổi mày đay rất khó chịu. Xin bác sĩ cho biết, khi bị dị ứng thức ăn có cần dùng thuốc để hạn chế các triệu chứng.

 Lại Thị Lành (Sơn La)

Những biểu hiện của chị là do bị dị ứng thức ăn. Ở người sẵn có cơ địa dị ứng (mẫn cảm, không dung nạp) thì ngay những thức ăn thông thường  như lạc, cà chua, hành, tỏi... vẫn có thể gây dị ứng thành mày đay.

Nguyên nhân là do hoặc bản thân thức ăn chứa nhiều histamin hoặc khi vào cơ thể qua chuyển hóa  thức ăn làm sản sinh ra nhiều histamin và một số chất gọi là chất hóa học trung gian (serotomin, axeticolin...) có tác dụng làm giãn mao mạch, thoát huyết tương và một số tế bào trắng thoát ra đọng lại gây phù nề tại chỗ, ở một vùng hoặc rải rác khắp cơ thể.

Để điều trị dị ứng thức ăn, nếu chỉ là mày đay cấp, nhẹ chỉ cần dùng thuốc kháng histamin như: phenergan, dimedron, chlopheniramin, cimetidin... Nặng hơn có khi phải kết hợp với các chế phẩm corticoid (prednisolon, dexamethason...) uống hoặc tiêm, truyền. Tuy nhiên, không được tự ý sử dụng mà phải theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa vì các thuốc kháng histamin và corticoid tuy có tác dụng đặc hiệu trong dị ứng nhưng đều có thể gây tác dụng phụ và tai biến đôi khi nghiêm trọng.

Vì vậy, tốt nhất bệnh nhân nên đi khám bệnh sớm ngay từ khi mới phát bệnh để được thầy thuốc hướng dẫn và điều trị thích hợp, nhất là giúp phát hiện thức ăn gây dị ứng để loại trừ, đó là phương pháp điều trị triệt để nhất.

Bác sĩ Bạch Mai


Ý kiến của bạn