Đừng thờ ơ: Dấu hiệu 'tố cáo' bệnh răng miệng nguy hiểm, chớ coi thường!

09-04-2025 15:00 | Khỏe - Đẹp
google news

Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và giao tiếp, các vấn đề răng miệng cũng là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm của cơ thể.

ThS.BSCKII Hồ Hữu Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TPHCM cho biết, những vấn đề ở khoang miệng có khả năng tác động đến nhiều bộ phận khác của cơ thể. Do đó, bên cạnh việc chăm sóc răng miệng cẩn thận, cần chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân đang gặp vấn đề.

Những dấu hiệu "tố cáo" bệnh răng miệng không nên bỏ qua:

Vết loét mãi không lành

Các vết đau, sưng, loét trong miệng có thể là triệu chứng của rất nhiều các vấn đề về sức khỏe. Vết loét ngày càng lan rộng, gây đau ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói chuyện. Vết loét cũng khiến cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn, dẫn đến hôi miệng, viêm nướu (lợi), sâu răng. Đặc biệt, các vết loét rộng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng cho cơ thể.

Hôi miệng

Hơi thở hôi là một trong những dấu hiệu điển hình cho thấy sức khỏe răng miệng đang có vấn đề. Hôi miệng có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như bị sâu răng, viêm nướu (lợi), vệ sinh răng miệng kém dẫn đến sự tích tụ của mảng bám và vi khuẩn gây nhiễm trùng khoang miệng.

Nướu (lợi) bị sưng và chảy máu

Nướu (lợi) bị sưng và dễ chảy máu là dấu hiệu cho thấy nướu đang có vấn đề bệnh lý. Nướu khỏe sẽ không dễ bị chảy máu, trừ khi chà xát răng quá mạnh khi đánh răng. Chảy máu hay sưng nướu (lợi) có thể là dấu hiệu của bệnh nha chu hay viêm nướu (lợi). Ngoài ra, chảy máu nướu (lợi) răng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như tiểu đường, ung thư máu, xuất huyết giảm tiểu cầu, các bệnh về gan, thận…

Đặc biệt, nướu (lợi) bị sưng đau cũng có thể xuất phát từ các mảng bám ở khe nướu (lợi) - rãnh nhỏ giữa nướu (lợi) và bề mặt răng, đây là nơi thường dễ bị thức ăn thừa, vi khuẩn tích tụ, lâu ngày trở thành các mảng bám. Nếu những mảng bám này không được loại bỏ đúng cách, vi khuẩn sẽ phát triển và gây ra phản ứng viêm nướu (lợi), làm nướu (lợi) sưng tấy, đỏ và dễ chảy máu. Do đó, sử dụng kem đánh răng chăm sóc nướu (lợi) chuyên dụng là giải pháp hiệu quả mà các chuyên gia khuyên dùng. Hiện P/S có dòng sản phẩm kem đánh răng Chuyên Gia Chăm Sóc Nướu với kẽm hoạt tính và Vitamin E giúp làm sạch sâu khe nướu (lợi), ngăn ngừa nguy cơ viêm nướu (lợi). Nhờ hiệu quả làm sạch vượt trội đến tận khe nướu, người dùng không cần phải chà quá mạnh tay, tránh tình trạng chảy máu nướu (lợi).

Đừng thờ ơ: Dấu hiệu 'tố cáo' bệnh răng miệng nguy hiểm, chớ coi thường!- Ảnh 1.

Khe nướu (lợi) là nơi dễ tích tụ mảng bám gây viêm nướu (lợi), tụt nướu (lợi)

Xuất hiện những mảng trắng trên răng

Các mảng bám trắng trên răng hay còn gọi là các đốm trắng được hình thành do sự tích tụ của vi khuẩn và một số nguyên nhân khác. Những mảng trắng này bám vào răng rất chặt và khó có thể loại bỏ bằng đánh răng thông thường. Các mảng trắng trên răng có thể là một trong những chỉ dấu đầu tiên của sâu răng.

Lưỡi bị trắng

Lưỡi trắng là tình trạng trên bề mặt lưỡi có phủ một lớp màng trắng xám, thường đi kèm với triệu chứng hôi miệng. Hầu hết người bị lưỡi trắng là do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Lưỡi trắng cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm nấm, mắc bệnh bạch cầu…

Răng nhạy cảm quá mức với đồ uống nóng hoặc lạnh

Thông thường răng khỏe mạnh thường không quá nhạy cảm với nhiệt độ khắc nghiệt, nhưng nếu răng bỗng nhiên đau, buốt khi tiếp xúc với thức ăn, nước uống nóng hoặc lạnh chứng tỏ răng đang gặp vấn đề. Sự gia tăng nhạy cảm của răng với nhiệt độ có thể là triệu chứng của áp-xe răng. Răng bị tăng nhạy cảm với nhiệt độ cũng có thể là dấu hiệu cho thấy đang bị sâu răng hoặc men răng đang bị bào mòn. Ngoài ra, khi nướu (lợi) bị viêm, tụt xuống do mảng bám/vi khuẩn cũng sẽ làm lộ chân răng, khiến răng nhạy cảm hơn.

Răng xuất hiện các vết nứt

Các vấn đề như chấn thương do ngã, cắn và nhai đồ ăn quá cứng có thể gây ra tình trạng răng xuất hiện nhiều vết nứt. Tuy nhiên, nếu bỗng dưng hàm răng có biểu hiện này thì nguy cơ cao mắc các bệnh về tiêu hóa hoặc sâu răng khiến cho răng trở nên yếu, dễ bị nứt.

Răng lung lay

Tình trạng răng lung lay ở người lớn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.Viêm nha chu được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng lung lay răng ở người lớn. Sự hình thành mảng bám và vi khuẩn bám trên bề mặt răng và nướu gây viêm nướu (lợi). Nếu viêm nướu (lợi) không được điều trị kịp thời có thể phát triển thành viêm nha chu, khiến nướu (lợi) tụt và hình thành các túi chứa vi khuẩn, dẫn đến nhiễm trùng. Khi nhiễm trùng lan rộng, mô liên kết và xương có thể bị mất đi, làm cho răng trở nên lỏng lẻo, lung lay.

Đừng thờ ơ: Dấu hiệu 'tố cáo' bệnh răng miệng nguy hiểm, chớ coi thường!- Ảnh 2.

Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe răng miệng.

Khi răng miệng xuất hiện các dấu hiệu nói trên, chuyên gia khuyến cáo cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị kịp thời. Tuy nhiên, để răng miệng luôn khỏe mạnh trước hết người dân cần hình thành thói quen vệ sinh răng miệng tốt mỗi ngày, nên đánh răng đúng cách sau mỗi khi ăn và trước khi đi ngủ trong 2 phút; sử dụng kem đánh răng chứa flouride và nước súc miệng thường xuyên. Bên cạnh đó, chú ý làm sạch lưỡi thường xuyên, duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh tránh xa đồ ngọt, bia rượu, thuốc lá. Đặc biệt chú ý, cần kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện sớm và xử lý các vấn đề răng miệng gặp phải.

Chuyên gia khuyến cáo, hiện tất cả kem đánh răng P/S đều có fluoride, giúp bạn an tâm rằng mình đang bảo vệ răng miệng đúng cách. Cùng P/S đánh răng sáng, tối và sau khi ăn để chăm răng miệng khỏe toàn diện.

Đừng thờ ơ: Dấu hiệu 'tố cáo' bệnh răng miệng nguy hiểm, chớ coi thường!- Ảnh 3.

PV

 


Ý kiến của bạn