Dùng thảo dược giúp hạ mỡ đối với người bị gan nhiễm mỡ

24-10-2019 10:00 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Theo Ths.Bs Trần Thị Khánh Tường - Khoa Gan mật, Bệnh Viện Y dược Tp Hồ Chí Minh: Người bị gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu chưa được chỉ định dùng thuốc mà chỉ được khuyên điều chỉnh chế độ ăn uống và tăng cường tập luyện. Chính vì vậy, nhiều người chủ quan, cho rằng bệnh không đáng lo. Tuy nhiên, thực tế, gan nhiễm mỡ là căn bệnh không thể xem thường vì nó có thể biến chứng thành xơ gan, ung thư gan.

Gần 30 triệu người dân nước ta bị gan nhiễm mỡ, nhiều biến chứng nguy hiểm

Phát biểu tại Hội thảo Gan Mật toàn quốc năm 2019 vừa qua, Ths.BS. Trần Thị Khánh Tường cho biết: Gan nhiễm mỡ là sự tích lũy chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan. Thống kê mới đây,nước ta hiện có 20-30  triệu người (tương đương 20-30% dân số) bị gan nhiễm mỡ.

Đáng chú ý, có tới 90% người nghiện rượu bị gan nhiễm mỡ và 10% còn lại là do những vấn đề khác như tiểu đường tuýp 2, mỡ máu cao, béo phì, ít vận động, sử dụng thuốc quá liều hoặc rối loạn dinh dưỡng…Trong đó, việc sử dụng rượu bia, chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống “nhanh” và ít vận động là những nguyên nhân phổ biến trong xã hội hiện đại, khiến cho ngay cả người gầy cũng mắc căn bệnh này.

Ths.BS. Trần Thị Khánh Tường

Gan nhiễm mỡ rất dễ tái phát và được gọi là kẻ giết người thầm lặng bởi không có triệu chứng cụ thể, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Hơn nữa tâm lý chủ quan của người bệnh cho rằng, bác sĩ không kê thuốc nghĩa là bệnh nhẹ và chưa thấy khó chịu gì nên không cần quan tâm. Những lời khuyên để hạn chế sự phát triển của bệnh như từ bỏ rượu bia, giảm cân và tập thể thao, thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh… thường bị bỏ qua hoặc không được tuân thủ lâu dài. Ở một số trường hợp người bệnh thể trạng gầy bị gan nhiễm mỡ thì việc thực hiện đúng lời khuyên của bác sĩ như thể thao tích cực, ăn uống lành mạnh… tình trạng vẫn khó cải thiện.

Thống kê mới đây đã khiến nhiều người phải giật mình: Có tới 30-35% số ca gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển thành xơ gan. Đặc biệt, gan nhiễm mỡ do bia rượu có trên 50% sẽ bị xơ hóa, 25% sẽ tiến triển đến xơ gan và 14% sẽ bị ung thư gan.

Chính vì những lý do đó mà các chuyên gia gan mật nước ta đã phát đi cảnh báo, người bị gan nhiễm mỡ dù ở giai đoạn nào cũng tuyệt đối không thể chủ quan mà phải chú trọng điều trị, ngăn chặn biến chứng sớm.

Ths.Bs.Trần Thị Khánh Tường đưa ra khuyến cáo: Khi mắc gan nhiễm mỡ, trước tiên người bệnh cần kiểm soát các yếu tố nguyên nhân như: Từ bỏ rượu bia (Đối với nguyên nhân do rượu), điều trị đái tháo đường, giảm cân, tăng cường vận động và duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý…đối với nguyên nhân không do rượu.

Tuy nhiên, trong bối cảnh của cuộc sống hiện đại ngày nay, rất khó để tuân thủ theo một phác đồ khắt khe liên quan đến lối sống, chế độ dinh dưỡng hay từ bỏ rượu bia. Chính vì vậy, hiệu quả giảm mỡ trong gan không cao. Gan nhiễm mỡ vẫn là mối lo thường trực của hàng triệu người bệnh.

Dùng thảo dược giúp hạ mỡ gan

Thông tin về cách điều trị gan nhiễm mỡ, TS.BS Phạm Hưng Củng cho biết : Trên thế giới từ hơn 30 năm nay đã sử dụng đậu nành châu Âu với hoạt chất Phospholipid trong đậu nành - Hoạt chất số 1 giúp giảm gan nhiễm mỡ.

TS.BS Phạm Hưng Củng

Cụ thể, đã có tới hơn 100 nghiên cứu lâm sàng về Photpholipid đậu nành (EPL) trên thế giới từ năm 1988 đến nay cho thấy tác dụng tuyệt vời với bệnh gan nhiễm mỡ. Đó là:

Nghiên cứu lâm sàng do Cairella và cộng sự (1989), khi điều trị 1,8 g EPL / ngày trong 3 tháng trên 40 người bị gan nhiễm mỡ. Kết quả cho thấy: 100% trường hợp dùng EPL đều có cải thiện tốt: tới 6/20 trường hợp gan trở về bình thường, 14/20 trường hợp thấy giảm rõ rệt sự thâm nhiễm mỡ trong gan khi quan sát trên siêu âm.

Các nghiên cứu mở ngẫu nhiên của Ohbayashi và cộng sự (2004, 2006, 2007) tại Nhật Bản về tác dụng của EPL với người bị viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH) cho thấy: chỉ số men gan giảm rõ rệt sau 4 tuần và tiếp tục duy trì quanh ngưỡng cho phép trong suốt thời gian nghiên cứu. Sau 6 tháng điều trị, hình ảnh mô học của gan cải thiện đáng kể, thấy giảm thâm nhiễm mỡ trong gan, cải thiện tình trạng viêm và bong bóng mỡ ở gan.

Một báo cáo phân tích tổng hợp 4 nghiên cứu về tác dụng của EPL với gan nhiễm mỡ do rượu trên cho thấy: tỷ lệ đạt hiệu quả điều trị (giảm triệu chứng, cải thiện mô học, giảm chỉ số men gan) ở nhóm dùng EPL lên đến 83.5% so với 41.7% ở nhóm đối chứng.

Đặc biệt, các nghiên cứu đều cho thấy EPL an toàn với người sử dụng ngay cả khi sử dụng dài ngày. Hiện tại, EPL đã được ứng dụng làm thuốc hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Trên thế giới từ hơn 30 năm nay đã sử dụng đậu nành châu Âu với hoạt chất Phospholipid trong đậu nành giúp giảm gan nhiễm mỡ. (ảnh minh hoạ)

Theo TS.BS Phạm Hưng Củng: tại nước ta, Nần nghệ cũng là thảo dược quý, được đưa vào Sách đỏ Việt Nam về mức độ quý hiếm. Đây cũng là thành tựu sau hơn 40 năm của TS, Lương y Nguyễn Hoàng . Nhiều nghiên cứu lâm sàng của các nhà khoa học trong và ngoài nước cũng đã khẳng định những công dụng này.  Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra, lượng saponin dồi dào có trong nần nghệ làm giảm lượng mỡ trong gan, trong máu hiệu quả vượt trội.

Cụ thể Nghiên cứu lâm sàng “Nhận định bước đầu tác dụng hạ các thành phần lipoprotein máu cao của diosgin” (chiết xuất Nần nghệ) (Tạp chí Y học thực hành 1992) trên người bệnh mỡ máu cao cho thấy sau 4 đợt uống, 100% người bệnh đều giảm chỉ số mỡ trong gan, mỡ máu.

Lượng saponin dồi dào có trong nần nghệ làm giảm lượng mỡ trong gan, trong máu hiệu quả (ảnh minh hoạ)

Theo “Kết quả nghiên cứu tác dụng của chế phẩm Diosgin” (thành phần chính là Nần nghệ) trên 200 bệnh nhân cho thấy: các chỉ số lipid máu đều giảm về ngưỡng bình thường, đặc biệt 100% trường hợp đều ghi nhận có giảm cholesterol toàn phần trong máu.

TS.BS Phạm Hưng Củng cho hay, Phospholipid đậu nành châu Âu và Nần nghệ Việt Nam có thể kết hợp giúp giảm mỡ trong gan đối với người gan nhiễm mỡ, giúp đẩy lùi và ngăn chặn biến chứng bệnh một cách an toàn, hiệu quả mà không cần một chế độ kiêng khem khắt khe.

Số GPQC: 01838/2019/ATTP-XNQC

Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Thanh Loan
Ý kiến của bạn