Dùng sức trẻ thắp lên những khát vọng…

16-08-2021 07:00 | Sự hi sinh thầm lặng

SKĐS - Đã từ lâu, người Ê Đê, Kinh hay các dân tộc khác ở khu vực miền núi huyện Sông Hinh (Phú Yên) đặt cho bác sĩ Ksor Y Phân biệt danh “Người thắp lửa cộng đồng”, “Thanh niên có trái tim nhân hậu”…

Bác sĩ Y Phân thăm khám cho em bé người dân tộc thiểu số

Thầy thuốc đa năng

Bác sĩ Ksor Y Phân (sinh năm 1986, dân tộc Ê Đê, ở buôn Bầu, xã Ea Bá, huyện Sông Hinh). Những năm tháng u buồn, trăn trở đã sớm định hình nên lối nghĩ, cách làm của Y Phân. Tốt nghiệp Trường đại học Y Dược Huế vào năm 2014, Y Phân quyết tâm về Bẹnh viện đa khoa Sông Hinh (nay là Trung tâm y tế Sông Hinh) để gắn bó. 

Muốn đẩy mạnh phong trào tình nguyện giúp nhân dân, cộng đồng, ngoài công tác chuyên môn, Y Phân còn là Bí thư Chi đoàn Trung tâm Y tế huyện Sông Hinh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ huyện này.

Trong những cuộc trò chuyện với nhau, điều dưỡng Y Phân luôn để lại ấn tượng sâu sắc cho tôi là ít nói về mình, câu chuyện nào rồi cũng đi đến ước vọng mang những điều nhân văn, bác ái nhất đến với càng nhiều nơi càng tốt. Nỗi sợ hãi trong lòng Y Phân là người khác khổ, buồn, nghèo, đau bệnh. Đó cũng chính là nguồn cơn thôi thúc anh vượt lên mọi nghịch cảnh.

Dùng sức trẻ thắp lên những khát vọng… - Ảnh 1.

Y Phân (bên trái) tư vấn cho người dân cách chăm sóc sức khỏe

Y Phân bộc bạch rằng: Sinh ra và lớn lên tại một buôn, làng mà đời sống kinh tế còn gặp muôn vàn khó khăn, chủ yếu bám ruộng, neo rẫy để kiểm sống, tỷ lệ mù chữ còn cao, việc tiếp cận nền y học hiện đại còn hạn chế, chưa có điều kiện chăm sóc sức khỏe, vẫn giữ quan niệm khám chữa bệnh bằng hình thức tâm linh. Ám ảnh nhất là cứ có bệnh là mang bò, heo ra đốt để hy vọng bệnh tật tiêu tan, điều tồi tệ không còn ám vào người. Thảm cảnh ấy vừa gây lãng phí tài sản vừa khiến người ta mê muội. 

Với vài bộ quần áo cũ, cậu bé người Ê Đê ngày ấy lầm lũi đến trường, nhiều hôm mưa phủ kín mặt người. Bạn bè cùng trang lứa nghỉ học dần, ai cũng chọn đường sáng lên nương, tối về nhà. Có lúc nản chí, Y Phân lại nghĩ đến cảnh phải thay đổi buôn làng mà vượt qua. 

Rồi, neo vào trí nghĩ của Y Phân nhiều trăn trở nhất là cảnh mẹ thì mang bệnh, chạy chữa nhiều nơi không khỏi, chủ yếu đốt bò, đốt heo vì nghĩ rằng heo, bò đốt đi thì bệnh tật từ bỏ. Nghèo lại thêm nghèo mà một cậu bé còn non nớt không thể xóa ngay được thói quen lạc hậu này. Y Phân bảo, với tôi khi ấy chỉ còn một con đường là cố gắng học thật giỏi để sau này giúp ích cho đồng bào mình. Từ đó tôi phấn đấu học tập và đạt học sinh giỏi, xuất sắc của trường và chọn ngành y để học. 

Lúc này đã bắt đầu trưởng thành, trong đầu tôi rực sáng lên một quyết tâm xuyên suốt là sau này hãy là thầy thuốc tận tâm, chăm sóc sức khỏe bà con, tuyên truyền loại bỏ các hủ tục lạc hậu trong khám chữa bệnh và tiếp cận với y học hiện đại. Nhà nghèo, trong 6 năm học ngành y, gia đình Y Phân phải vay mượn ngân hàng, họ hàng, anh em, thậm chí bán hết tài sản có giá trị trong nhà để kịp lo về ăn, ở, hỗ trợ mua các tài liệu phục vụ việc học. 

Phân chia sẻ: "Có lúc muốn bỏ học vì gia đình quá khó nhưng tôi vẫn cố gắng vượt qua, tiết kiệm trong chi tiêu thậm chí "nhịn" tất cả cuộc hẹn hò hay những ly cà phê vẻ hè. Trước mắt tôi ngày bước chân mình hăm hở, miệt mài đến từng nhà trong các buôn làng ở miền núi Phú Yên "kéo" họ ra khỏi lạc hậu, bệnh tật đang đến gần. 

Dời trường y, xuyên ngày đêm bắt tay vào việc ngay. Cứ sau mỗi ca trực cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân tại Khoa Nội - Nhi - Nhiễm-Cấp cứu (Trung tâm Y tế huyện Sông Hinh), bác sĩ Y Phân lại vận động các thầy thuốc khác túa xuống mọi buôn làng giúp bà con. Bản thân Y Phân còn tặng hàng loạt phiếu nhận phần ăn miễn phí cho các gia đình bệnh nhân nghèo.

Đi tận nơi, thấy tận mắt hoàn cảnh nào éo le, không đảm bảo cho con em mình đến lớp, Y Phân lại vận động hỗ trợ quần áo, sách vở. Bà Hờ Nhiếp, Hờ Thanh ở xã Ea Lâm xúc động giãi bầy: Ai bác sĩ cũng xem như người nhà vậy. Khám bệnh xong, bác sĩ lặng lẽ đến tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư. Khi biết khó khăn thì bác sĩ liền tặng quà và các nhu yếu phẩm thiết yếu đồng thời không quên kêu gọi hãy lan tỏa đến các buôn làng có bệnh tật không mang bò, heo ra đốt để xua đuổi điều không may mắn nữa, hãy đến cơ sở y tế. 

Dùng sức trẻ thắp lên những khát vọng… - Ảnh 2.

Bác sĩ Phân (ở giữa) tặng quà cho người nghèo

Là Bí thư Chi đoàn Trung tâm Y tế huyện Sông Hinh kiêm Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ huyện Sông Hinh, thu nhận nỗi gian nan của nhân dân các buôn làng trong những ngày "ăn cùng, ở cùng", bác sĩ Ksor Y Phân tiên phong xin cấp trên thực hiện nhiều chương trình ý nghĩa như: Lập tủ bánh mì yêu thương ở bệnh viện, phát miễn phí hàng ngày, tặng hàng ngàn khẩu trang, nước sát khuẩn phòng, chống COVID-19. 

Cùng với vận động xóa bỏ các tư tưởng lạc hậu, đốt bò, đốt heo, Y Phân còn bền bỉ thắp lên khát vọng chinh phục tri thức cho cộng đồng thế hệ trẻ các dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện Sông Hinh. 

Gia đình cũng hạn chế kinh tế nhưng khi biết em Y Hứa (ở buôn Ken, xã Ea Bá) vì quá éo le, khả năng phải bỏ học giữa chừng, bác sĩ Y Phân liền nhận đỡ đầu, hỗ trợ sách vở, quần áo và 200.000 đồng/tháng.

Những thông điệp từ trái tim

Tất bật với các công việc cứ ùa đến xen kẽ lẫn nhau nhưng bác sĩ Y Phân luôn giữ vững các thông điệp muốn gửi đến cộng đồng đó là: Đầu tiên hãy tránh các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong khám chữa bệnh. 

Ước muốn của Y Phân còn là tiếp tục xây dựng quầy hàng miễn phí tại bệnh viện để hỗ trợ phần nào cho buôn, làng. Hễ ai nhập viện, điều trị đều được đến các quầy hàng để nhận đồ miễn phí. 

Dùng sức trẻ thắp lên những khát vọng… - Ảnh 4.

Y Phân khám bệnh cho em bé người dân tộc thiểu số

Chị Hờ Thia (xã Sơn Giang, Sông Hinh) chia sẻ: Cứ ai gặp bác sĩ Y Phân cảm nhận ngay được sự tận tình. Hình ảnh người người đàn ông mặc áo Blouse không quản mưa nắng đến tận từng nhà hỏi han, phát thuốc miễn phí đã không còn xa lạ với cộng đồng các dân tộc ở huyện Sông Hinh.

Anh còn được nhiều già làng, người có uy tín ở một số xã khác nhau xem như con em của mình. Gia đình nào cũng lấy Y Phân làm tấm gương khuyên răn các em học sinh hãy luôn luôn vươn lên, sống có trái tim vì mọi người như Y Phân. 

Theo đánh giá của lãnh đạo Trung tâm y tế huyện Sông Hinh: Bác sĩ Y Phân có nhiều đóng góp quan trọng trong các hoạt động từ thiện vì cộng đồng. Là bác sĩ vững nghề, làm tốt chuyên môn, được các dân tộc tin yêu và làm theo những điều tích cực mà Y Phân hướng dẫn.

Bày tỏ những dự định, những quyết tâm của mình, Y Phân quả quyết: Dù nhận thức của bà con đã được chuyển biến phần nào nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. 

Vậy nên, là chủ nhiệm câu lạc bộ thầy thuốc trẻ huyện Sông Hinh tôi sẽ tiếp tục bền bỉ đến các buôn, làng khó khăn, không kể là dân tộc gì để tuyên truyền phòng, chống bệnh tật. Quyết tâm phải xóa bỏ cho bằng được mê tín, dị đoan (cúng, bái, ma tà) trong khám chữa bệnh. 

Với sự bền bỉ, nhiệt huyết của mình, năm 2020, bác sĩ Ksor Y Phân đã được Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam; Ủy ban Dân tộc vinh danh là thanh niên người dân tộc thiểu số tiêu biểu, là tấm gương vì cộng đồng. Đây như là động lực tiếp thêm cho Y Phân sức mạnh để bền bỉ hơn, nhiệt huyết hơn trong quá trình thực hiện lý tưởng sống vì mọi ng

Cùng với đó, uyển chuyển các biện pháp, đến từng nhà đang trong độ tuổi sinh đẻ vận động đẻ ít, không tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Tôi cũng luôn mong muốn, tất cả các dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện hãy đoàn kết, cố gắng cho con, em học tập đến nơi, đến chốn để thoát khỏi cảnh đói nghèo và bệnh tật. 

Đặc biệt, các em đang học phổ thông, hãy học tập thật giỏi, làm bác sĩ, trí thức cống hiến hết mình cho nơi gian khó. Từ đó đẩy mạnh phong trào xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của buôn, làng.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Phát bảo hộ và khẩu trang trợ giúp bệnh nhân (video minh họa)


Hà Văn Đạo
Ý kiến của bạn