Hà Nội

Dùng sen chữa mất ngủ, giảm béo

10-01-2015 14:25 | Y học cổ truyền
google news

SKĐS - Trong đời sống, sen có nhiều lợi ích thiết thực, các bộ phận của cây này vừa được dùng để làm thức ăn bổ dưỡng, vừa được dùng để làm thuốc.

KỲ I: NHỮNG VỊ THUỐC LẤY TỪ SEN

Trong đời sống, sen có nhiều lợi ích thiết thực, các bộ phận của cây này vừa được dùng để làm thức ăn bổ dưỡng, vừa được dùng để làm thuốc.

Sen còn có các tên: Liên, Ngậu (Tày). Tên khoa học:Nelumbo nucifera Gaertn. Tên đồng nghĩa:Nelumbium nelumbo(L.) Druce.; Nelumbium speciosumWilld.Họ: Sen (Nelumbonaceae). Tên nước ngoài: Sacred lotus, Chinese water-lily, Indian lotus, Egypian bean.

Trong thiên nhiên, ít có loài thực vật nào như cây sen mà toàn bộ các bộ phận của cây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Hải Thượng Lãn Ông đã viết về cây sen như sau: “Cây mọc từ dưới bùn đen mà không ô nhiễm mùi bùn, đượm khí thơm trong lành của trời đất, nên củ, lá, hoa, tua, vỏ quả, ruột đều là thuốc hay”.

1. Liên ngẫu

Ngó sen - Nodus Rhizomatis Loti.

Trong ngó sen có asparagin 2% acginin, trigonelin, tyrocin, ete photphoric, glucoza, vitamin C. Trigonelin C7H7NO2 kết tinh trong rượu loãng sẽ ngậm 1 phân tử nước. Nếu đun tới 1000C sẽ mất nước. Độ chảy 2180C, rất dễ tan trong nước, trong rượu, gần như không tan trong ete và clorofoc.

Công dụng, liều dùng: làm thức ăn, thuốc cầm máu, dùng trong trường hợp đi ngoài ra máu, tiểu tiện ra máu, nôn ra máu, máu cam, tử cung xuất huyết. Ngày dùng từ 6 - 12g dưới dạng thuốc sắc.

2. Thạch liên tử

Quả bế màu xanh, nhẵn, hình bầu dục, dài 1,7 - 2,5cm, đường kính 0,6 - 1,2cm. Hạt màu trắng, dài 1,3 - 1,5m, đường kính 5 - 6mm, 2 lá mầm dày mập màu trắng bên trong có tâm sen màu xanh. Hạt sen được bán như một loại rau tại các thị trường Ấn Độ, dưới tên “Kamal Gatta” với tác dụng gây ngủ đáng chú ý. Tuổi thọ của hạt giống sen là vượt trội so với bất kỳ loài thực vật có hoa khác. Robert Brown, nhà thực vật học tại Bảo tàng Anh, thử nghiệm với các loại trái cây của Nelumbo vào các thời điểm khác nhau giữa 1843 và 1845 và cho thấy hạt sen vẫn giữ được sức mạnh nảy mầm sau 150 năm cất giữ trong một hộp thủy tinh.

Fructus nelumbinis, ta vẫn gọi nhầm là hạt sen chính là quả sen, có vỏ quả, nếu bóc lấy hạt sẽ được liên nhục hay liên tử (Semen Nelumbinis). Trong liên nhục có nhiều tinh bột, trigonelin, đường (raffinoza), protit 16,6%, chất béo 2%, cacbon hydrat 62%, canxi 0,089%, photpho 0,285%, sắt (Fe) 0,0064%.

Công dụng và liều dùng:

Hạt sen điều trị nhiều bệnh, bao gồm cả tiêu hóa kém, viêm ruột, tiêu chảy mãn tính, mất ngủ, hồi hộp, huyết trắng, bệnh da liễu, chứng hôi miệng, rong kinh, phong, viêm mô, ung thư, sốt và bệnh tim. Ngoài ra còn được sử dụng làm thuốc chống nôn và ngộ độc, thuốc giải độc, lợi tiểu và thanh nhiệt. Gương sen (đế hoa) được sử dụng trong y học cổ truyền để cầm máu. Bột hạt sen trộn với mật ong có tác dụng điều trị ho.

Tâm sen được sử dụng trong y học truyền thống Trung Quốc là một vị thuốc để khắc phục rối loạn thần kinh, mất ngủ, sốt cao (kèm với bồn chồn ) và các bệnh tim mạch (ví dụ: tăng huyết áp, loạn nhịp tim).

Tâm sen vị đắng tính hàn, có tác dụng thanh tâm khí nhiệt hạ áp. Dùng an thần, trị sốt cao mê sảng, hồi hộp tim đập nhanh, huyết áp cao. Thường dùng phối hợp với một số vị thuốc khác như: cúc hoa, hoa hòe, hạt muồng... pha trà uống để dễ ngủ, hạ áp. Liên tử tâm 30 cái, đun nóng, thêm muối, ăn trước khi ngủ, trị mất ngủ, nóng trong lòng, nhiều mộng. Liên tử tâm (1,5g), dùng nước sôi ngâm như trà uống, trị cao huyết áp

Thạch liên tử thường dùng chữa lỵ cấm khẩu với liều từ 6 - 12g dưới dạng thuốc sắc.

Hạt sen cũng là một loại thực phẩm quý, thường dùng nấu chè, làm mứt, chế biến thành nhiều món ăn ngon.Hạt sen và gạo nếp nấu thành cháo ăn, trị quen đẻ rơi, phụ nữ có thai đau lưng hông... Hạt sen (bỏ tim) 60g, cam thảo 10g, cùng chưng nóng bỏ đường cát vào vừa lượng mà ăn, trị nhiễm trùng hệ tiết niệu, đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, hư nhược khô nóng.

Ngày dùng 12 - 20g, có thể đến 100g, dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Liên nhục: thuốc bổ, cố tinh, chữa di tinh, mất ngủ, thần kinh suy nhược. Ngày dùng từ 10 - 30g dưới dạng sắc hay thuốc bột.

Theo tài liệu cổ, liên tử vị ngọt, tính bình. Có tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, sáp trường, cố tinh. Dùng chữa tỳ hư sinh tiết tả (ỉa chảy), di mộng tinh, băng lậu, đới hạ.

2. Liên phòng

Receptaculum Nelumbinis là gương sen già sau khi đã lấy hết quả rồi phơi khô. Trong liên phòng có protit 4,9%, chất béo 0,6%, cacbon hydrat 9%, carotin 0,00002%, nuclein 0,00009%, vitamin C 0,017%.

Công dụng và liều dùng:

Thuốc cầm máu: dùng chữa bệnh đại tiện ra máu, bệnh băng đới. Ngày dùng 15 - 30g dưới dạng thuốc sắc.

Theo tài liệu cổ liên phòng có vị đắng, chát, tính ôn, vào 2 kinh can và tâm bào. Có tác dụng tiêu ứ, cầm máu, dùng chữa ứ huyết bụng đau, đẻ xong nhau chưa ra, băng huyết, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó khăn.

Đơn thuốc chữa băng huyết sau khi đẻ: gương sen 5 cái, hương phụ 80g, đốt cháy, tán nhỏ. Ngày uống 8 - 24g, chia 2 - 3 lần.

3. Lá sen:

Hà diệp Folium Loti

Trong lá sen có chừng 0,20 - 0,30% tanin, một lượng nhỏ ancaloit gồm nuxiferin C19H2102N và noxuxiferin C18H1902N và roemerin C18H1702N. Trong cuống lá có một lượng nhỏ roemerin và noxuxiferin.

Công dụng và liều dùng:

Thường người ta cho lá sen cùng một công dụng với gương sen. Nhưng khi bệnh cấp thì dùng lá sen, liều dùng 15 - 20g dưới dạng thuốc sắc.

Theo tài liệu cổ lá sen vị đắng tính bình, vào 3 kinh can, tỳ, vị. Có tác dụng thăng thanh tán ứ, thanh thử hành thủy. Dùng chữa thử thấp tiết tả, thủy chí phù thũng, lôi đầu phong, nôn ra máu, máu cam, băng trung huyết lỵ.

4. Liên tu

Stamen nelumbinis tức là tua nhị đực của hoa sen bỏ hạt gạo đi rồi phơi khô.

Thành phần hóa học: chủ yếu là tanin.

Công dụng và liều dùng: chữa băng huyết, thổ huyết, di mộng tinh. Ngày uống 5 - 10g dưới dạng thuốc sắc

5. Củ sen

Củ sen là một trong những loại rau củ chứa lượng calo vừa phải. 100 củ cung cấp khoảng 74 calo, giàu khoáng chất và vitamin.

Củ sen là nguồn chất xơ rất tốt, 100g thịt củ cung cấp cho 4,9g hoặc 13% lượng chất xơ hàng ngày. Các chất xơ giúp đỡ giảm cholesterol trong máu, đường, trọng lượng cơ thể và táo bón.

Củ sen là một trong những nguồn cung cấp tuyệt vời của vitamin C. 100g rễ cung cấp 44mg hoặc 73% lượng vitamin C (chất chống oxy hóa mạnh mẽ) hàng ngày. Nó cần thiết cho sự tổng hợp collagen trong cơ thể. Collagen là một loại protein cấu trúc chính trong cơ thể cần thiết cho việc duy trì tính toàn vẹn của mạch máu, da, nội tạng và xương. Thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể bảo vệ khỏi bệnh còi, phát triển sức đề kháng chống lại nhiễm virút, tăng cường khả năng miễn dịch, đẩy nhanh tiến độ chữa lành vết thương và loại bỏ các gốc tự do gây ung thư có hại ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, nó có chứa hàm lượng trung bình của một số nhóm B phức tạp có giá trị của vitamin như: pyridoxine (vitamin B6), folate, niacin, riboflavin, pantothenic acid, và thiamin. Pyridoxine (vitamin B6) hoạt động như một coenzyme trong tổng hợp hóa học thần kinh trong bộ não ảnh hưởng đến tâm trạng. Mức pyridoxine đủ giúp kiểm soát dễ bị kích thích thần kinh, đau đầu và căng thẳng. Nó cũng bảo vệ nguy cơ đau tim bằng cách kiểm soát lượng homocysteine có hại trong máu.

Hơn nữa, củ sen cung cấp một lượng khoáng chất quan trọng như đồng, sắt, kẽm, magiê và mangan. Đồng là một đồng yếu tố cho nhiều enzyme quan trọng, bao gồm: cytochromec -oxidase và superoxide dismutase (khoáng chất khác có chức năng như: đồng yếu tố cho enzyme này là mangan và kẽm). Cùng với sắt, nó cũng là cần thiết trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu.

Với vị dòn, ngọt củ sen còn cung cấp sự chất điện giải với sự cân bằng tối ưu. Tỉ lệ natri kali là 1:04.

KỲ II: 30 BÀI THUỐC DÂN GIAN TỪ SEN

BS. NGUYỄN KỲ XUÂN NHỊ

 


Ý kiến của bạn