Người ta thường nói “Có đầu mới có mặt”, nhưng trong những bài học về dưỡng da lại không hề thấy có đề tài “da đầu”. Chỉ vì da mặt thì nhìn thấy còn da đầu thì không nhìn thấy sao?
Dữ liệu đáng chú ý
Về cơ bản kết cấu của da đầu và da mặt giống nhau, đều là do biểu bì, da và tổ chức dưới da cấu tạo thành.
So sánh giữa da đầu và da mặt có một số điểm đặc biệt sau:
Đặc điểm thứ 1: Độ dày của da đầu khoảng 1,476mm, độ dày da trên má khoảng 1,533mm, độ dày da trên mũi khoảng 2,040mm. Điều này cũng có nghĩa là da đầu so với da ở toàn bộ vùng mặt đều mỏng hơn.
Đặc điểm thứ 2: Mật độ tuyến dầu trên da đầu khoảng 144-192 tuyến /mm2, trên trán khoảng 52-79 tuyến /mm2, trên má khoảng 42-78 tuyến /mm2. Điều này tức là nếu so sánh với trán – vùng dễ ra dầu nhiều nhất trên mặt thì số lượng tuyến dầu trên da đầu vẫn cao gấp hơn 2 lần.
Đặc điểm thứ 3: Trong vòng 12 giờ đồng hồ, lượng dầu trên bề mặt da đầu phân tiết ra khoảng 288µg/cm², mà lượng dầu trên trán chỉ có 144µg/cm².
Tóm lại, so với da vùng mặt thì da đầu mỏng hơn, lượng dầu trên da đầu phân tiết ra nhiều hơn, lại do có tóc che nên việc làm sạch da đầu có phần khó khăn hơn da mặt.
Bạn không yêu da đầu của mình sao?
So sánh với tình trạng sức khỏe của da vùng mặt, sức khỏe da vùng đầu cũng có vấn đề cân bằng giữa dầu và nước.
Ví dụ da đầu khô, rõ ràng là lượng dầu phân tiết ở da đầu quá ít, hoặc lớp sừng trên da đầu bị phá hỏng, khả năng giữ nước của da đầu giảm mạnh. Da đầu khô rất dễ gây ra gầu, ngứa da đầu, cũng giống như khi da vùng mặt bị khô, bong da. Nhưng có điều khác nhau là nếu da vùng mặt bị bong da, chúng ta rất quan tâm, sẽ dùng đủ mọi biện pháp để bù nước cho da làm giảm bớt tình trạng bong da. Nhưng khi da đầu ngứa, chúng ta lại gãi, không những triệu chứng không được cải thiện mà sau khi gãi nếu để lại vết sước còn rất dễ bị viêm nhiễm.
Ngược lại với da đầu khô chính là dầu, thông thường là do lượng phân tiết dầu trên da đầu quá nhiều. Da đầu nhiều dầu rất dễ đi kèm với gầu xuất hiện. bởi vì da đầu nhiều dầu là nhân tố chính gây ra gầu. Dầu trên da đầu rất dễ sinh ra mùi khó chịu, đồng thời tóc bị bết lại, không bồng bềnh.
Da đầu cũng cần được quan tâm
Bình thường chúng ta mỗi ngày rửa mặt 2 lần nhưng không nhất định ngày nào cũng phải gội đầu. Theo một bảng điều tra, tần suất gội đầu bình quân của con người trên toàn cầu là 3-5.6 lần/ 1 tuần. Tần suất gội đầu bình quân của người Nga thấp nhất là 2.82 lần/ 1 tuần; tần suất gội đầu của người Mexico cao nhất là 5.6 lần / tuần. Quan niệm chăm sóc vùng mặt đã đi vào tiềm thức con người, những sản phẩm chăn sóc sức khỏe vùng mặt cũng nhiều vô số kể, nhưng những nghiên cứu và sản phẩm chăm sóc sức khỏe da đầu hầu như không thấy.
Bình thường cho rằng da vùng mặt từ 25 tuổi trở đi là bắt đầu có sự lão hóa, nhưng da đầu thì 40 tuổi mới bắt đầu xuống dốc. Đến lúc “da đầu nghỉ hưu”, khả năng hoạt động của da đầu bắt đầu lão hóa, số lượng nang lông giảm chỉ còn ¼ so với khi con người mới chào đời, mật độ tóc giảm, tốc độ sinh trưởng của tóc cũng giảm. Nếu không chăm sóc cho da đầu thì tốc độ thoái hóa càng nhanh.
Da đầu khỏe mạnh là không ngứa, không dầu, không khô, mật độ dầu trên da vừa đủ. Cũng giống như da vùng mặt, những tế bào biểu bì trên da đầu cũng dựa theo chu kỳ 28 ngày, sản sinh ra từ tầng cuối cùng, sinh trưởng theo hướng ra ngoài, cuối cùng biến thành gầu và rụng đi.
Làm thế nào để chăm sóc da đầu
Đầu tiên, hình thành thói quen vệ sinh tốt. Không nên là tóc, ép tóc, nhuộm tóc một cách quá độ, không nên gãi da đầu. Khi tắm gội nên mát xa da đầu, cải thiện sự tuần hoàn máu.
Tiếp theo, thả lỏng tinh thần, tâm thái cân bằng. Nếu như quá mệt mỏi hoặc quá lo lắng sẽ dẫn đến nội phân tiết mất sự điều hòa, sự trao đổi chất mất cân bằng và sức đề kháng giảm, cũng sẽ dẫn đến hàng loạt những vấn đề về da đầu.
Cuối cùng, phải ăn uống lành mạnh, sinh hoạt có quy luật. Trạng thái khỏe mạnh của cả cơ thể là quan trọng nhất, không nên chỉ chăm sóc cục bộ một vùng nào đó.
Theo Dân trí