Hải Hà (Hà Nội)
Việc sử dụng kem chống nắng khi trời nắng nóng trở nên phổ biến. Đây là một lựa chọn không phải chỉ để cho da không bị đen cháy, mà là bảo vệ da trước tác hại các tia UV, giúp phòng ngừa ung thư da.
Thành phần của kem chống nắng có hai loại bộ lọc tia UV. Sử dụng phổ biến nhất là các chất lọc hữu cơ, có khả năng hấp thụ tia cực tím và chuyển đổi chúng thành bức xạ an toàn hơn. Kemchống nắng có chứa hai loại bộ lọc tia UV.
Nhưng một số chất lọc hữu cơ có thể thẩm thấu được qua da rồi ngấm vào máu. Các nhà khoa học của Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã tập trung nghiên cứu đến tác động bất lợi tiềm tàng 4 thành phần nguyên liệu được sử dụng trong kem chống nắng ngấm được qua da, trong đó có oxybenzone - của chất lọc UV phổ biến nhất trong kem chống nắng.
Một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên chuột phát hiện ra rằng một số chất lọc UV hữu cơ, trong đó có oxybenzone, paraben và phthalate, bị nghi là gây rối loạn nội tiết. Do các hóa chất có thể ngấm qua da và đi vào cơ thể, làm ảnh hưởng đến hormone. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu trên người nào củng cố cho kết quả này.
Dù thế, một số nhà nghiên cứu vẫn bày tỏ quan ngại và cho rằng công thức làm kem chống nắng cần được cải thiện.
Kem chống nắng, đeo kính, đội mũ để bảo vệ sức khỏe dưới ánh nắng mặt trời.
FDA cùng với Ủy ban châu Âu - hai cơ quan quản lý toàn cầu về thành phần kem chống nắng trên toàn thế giới - đã loại bỏ 14 trong số 16 hóa chất có trong kem chống nắng khỏi GRASE (danh mục các chất thường được công nhận là an toàn và hiệu quả). Vì thế, việc sử dụng kem chống nắng kết hợp cùng quần áo, mũ, kính chống nắng là biện pháp cần thiết để hạn chế đến mức thấp nhất tác tại của ánh nắng mặt trời.
Tuy nhiên, khi mua kem chống nắng cần phải lựa chọn sản phẩm an toàn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm kem chống nắng trôi nổi, không do FDA cấp phép, có chứa các thành phần độc hại làm gia tăng phát triển những tế bào ác tính. Việc sử dụng những loại kem chống nắng “rởm”, quá hạn sử dụng hay không rõ nguồn gốc khiến nguy cơ mắc bệnh cao.
Cần chọn kem chống nắng đúng tiêu chuẩn FDA phê duyệt.
Để không bị dùng phải sản phẩm không an toàn, người tiêu dùng cần:
- Đọc kỹ thông tin trên nhãn mác sản phẩm: Thành phần, độ SPF, hạn sử dụng… Chọn sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
- Không bôi lượng kem quá dầy, thoa khoảng 30 phút trước khi đi ra ngoài.
- Hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời lúc gay gắt nhất (9h sáng đến 15h chiều) dù đã thoa kem chống nắng.