Thống kê mới nhất thì đa số người dân bị các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng… 85% trong số đó là trẻ em.
Cảnh báo hàm răng xấu và những tác hại khôn lường cho trẻ
Bác sĩ Nguyễn Kim Hoàng, ĐH Y Dược TP. HCM, Nha khoa niềng răng Chuyên sâu Up Dental, cảnh báo: “Chăm sóc răng miệng cho trẻ không đúng cách, ba mẹ “vô tình” để con “lớn lên cùng hàm răng xấu” như: hô, móm, thưa, lệch lạc…”
Tình trạng răng xấu (mọc lệch lạc, vẩu ra quá mức hoặc đẩy vào quá sâu) có thể là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu… Trên thực tế những bệnh lý này ngoài những nguyên nhân về sinh lí hoặc di truyền thì phần lớn là do vệ răng miệng không sạch.
Hàm răng xấu tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm trẻ nói ngọng, phát âm không chuẩn. Trẻ rất khó phát âm tròn vành rõ chữ những từ cần sự tham gia của răng như: “v, ph, f, th…”
Hàm răng xấu là rào cản tâm lý, sự mặc cảm khi trẻ trưởng thành. Bích Thảo - cô gái từng tự ti vì hàm răng xấu chia sẻ được nhiều người đồng cảm: “Năm cấp 3 mình đã ý thức hàm răng của mình không đẹp như các bạn, nó khiến mình rất mất tự tin khi giao tiếp... Khi chụp hình mình cũng chỉ cười mỉm hoặc chu môi... Và chưa bao giờ, dù chỉ 1 lần mình chụp hình mà cười tươi…”.
Hàm răng xấu có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, phát âm và đặc biệt là sự tự tin của trẻ( Ảnh minh họa)
7 thói xấu có thể làm răng trẻ mọc lệch lạc, hô, móm hoặc thưa dần
(1) Bú bình, ngậm ti giả thường xuyên
Rất nhiều ba mẹ có thói quen cho con bú bình hoặc ngậm ti giả thường xuyên. Điều này hoàn toàn không tốt cho sự phát triển răng và xương hàm của trẻ. Ở tuổi này, răng và xương hàm chưa hoàn toàn cứng chắc, bất kỳ tác động nào dù nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến hình dạng, kích thước và vị trí mọc răng.
Bú bình hoặc ngậm ti giả thường xuyên, răng trẻ dễ phát triển theo xu hướng đẩy về trước, mất cân đối giữa hai hàm dẫn đến sai khớp cắn, hô hàm hoặc hô răng.
(2) Mút tay hoặc đẩy lưỡi
Mút tay là thói quen xấu ảnh hưởng nhiều đến răng và xương hàm. Khi trẻ mút tay vô tình tạo lực đẩy răng và cả hàm về phía trước. Trẻ mút tay thường xuyên ngoài vấn đề vệ sinh còn tiềm ẩn nguy cơ hô hàm, vẩu răng hoặc sai lệch khớp cắn.
Tật đẩy lưỡi cũng tương tự. Trẻ có thói quen đẩy lưỡi sẽ thường tạo ra lực tác động làm cho những chiếc răng mới mọc chưa được cố định chắc chắn trên cung hàm có xu hướng hô hoặc vẩu ra nhiều hơn so với người lớn…
(3) Chải răng không đúng cách
Chải răng không đúng cách ở cả giai đoạn răng sữa và thay răng vĩnh viễn cũng là một trong những thói quen không tốt có thể làm răng xấu. Chải răng dùng lực quá mạnh, có thể làm hỏng men răng, răng ê buốt, làm nướu bị chảy máu. Chải răng theo chiều ngang thường xuyên có thể làm răng mới thay bị xô lệch.
Chỉ nha khoa là một trong những vật dụng “hỗ trợ” vệ sinh răng miệng khá tốt. Nếu sử dụng chỉ nha khoa hơn 02 lần/ngày, sợi chỉ to… cũng có thể là nguyên nhân làm răng trẻ thưa dần. Tăm xỉa răng cũng tương tự, sau mỗi bữa ăn, ba mẹ thường có thói quen dùng tăm xỉa răng, các bé có thể tập theo. Dùng tăm xỉa răng thường xuyên sẽ tạo kẽ hở lớn làm răng thưa dần.
(4) Thói quen chống tay, chống cằm, ăn nhai một bên
Trẻ thường có thói quen chống tay, chống cằm khi chơi hoặc ngồi học và hay ăn nhai một bên, những thói quen này vô tình tạo nên sự mất cân đối giữa hai bên hàm, làm răng bị lệch lạc.
Tay chống cằm thường xuyên có thể làm hàm dưới đưa ra, hàm trên thụt vào, lớn lên trẻ có thể bị móm. Thói quen nhai một bên gây ảnh hưởng trực tiếp tới hàm răng, làm mòn răng, mất cân đối giữa hai bên khớp thái dương, nguy cơ lệch răng, lệch hàm hoặc lệch mặt nếu không phát hiện kịp thời.
(5) Tự ý nhổ răng cho trẻ
Khi trẻ bước vào giai đoạn thay răng, ba mẹ thường có thói quen tự ý nhổ răng tại nhà cho con. Thói quen này gây nhiều nguy cơ như: Chảy máu tại vùng nhổ răng kéo dài, nhiễm trùng do không sát khuẩn, không nhổ hết toàn bộ răng… Răng của trẻ có thể bị lệch lạc, mọc không đúng vị trí ổ răng trên cung hàm, hoặc chen chúc với phần răng chưa được nhổ hết…
Do đó, khi trẻ có biểu hiện thay răng, ba mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và dùng các dụng cụ chuyên sâu để nhổ răng an toàn cho trẻ, tạo điều kiện thuận lợi để răng mới mọc lên đúng vị trí, đều và đẹp.
(6) Xem nhẹ việc đưa trẻ khám răng, cạo vôi răng định kỳ
Trẻ 6 – 12 tuổi là thời điểm khá nhạy cảm về răng và xương hàm vì diễn ra quá trình thay răng. Bất kỳ sự tác động hoặc dịch chuyển nào của một chiếc răng mọc trước cũng có thể ảnh hưởng đến các răng kế cận.
Chính vì thế trong giai đoạn này trẻ cần được ba mẹ đưa đi khám răng định kỳ 06 tháng/lần để biết chính xác mức độ phát triển của răng – xương hàm, phát hiện và can thiệp kịp thời những vấn đề răng miệng.
(7) Không thực hiện các biện pháp chỉnh nha cho trẻ
6 - 12 tuổi là thời điểm thích hợp để khám và can thiệp chỉnh nha niềng răng cho trẻ. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu có những biểu hiện răng bị lệch lạc, hô, móm… nên cần được can thiệp sớm. Trẻ sở hữu hàm răng không đều, khấp khểnh, mọc chen chúc, hô hàm, móm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cấu trúc gương mặt, khuôn miệng và nụ cười.
Nhiều phụ huynh nghĩ rằng việc chỉnh nha hay niềng răng quá sớm sẽ không tốt vì phải đợi các răng sắp xếp ổn định hết. Suy nghĩ này là sai lầm vì trẻ càng lớn cấu trúc răng - hàm càng cứng chắc nên thời gian chỉnh nha có thể kéo dài hơn, hoặc khó khăn hơn.
Theo Bác sĩ Niềng răng Chuyên sâu Up Dental