Viêm khớp dạng thấp là bệnh kéo dài và đòi hỏi điều trị cũng kéo dài. Một trong các thuốc được sử dụng là methotrexat. Dùng thuốc này như thế nào để có thể rút ngắn thời gian điều trị mà hiệu quả vẫn đạt được? Đó là một câu hỏi cả thầy thuốc và người bệnh đều rất quan tâm.
Tại sao thuốc hay được sử dụng?
Khớp bình thường (trái) và khớp viêm dạng thấp (phải). |
Điều trị đúng chiến lược
Trước kia, khi bị viêm khớp dạng thấp người ta rất chuộng các dòng thuốc kháng viêm non-steroid và các thuốc kháng viêm dòng corticoid, coi đây là các thuốc điều trị đầu tiên trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Song hiện nay, chiến lược này đã thay đổi. Người ta đã tìm đến các thuốc chữa thấp như methotrexat là dòng thuốc thế hệ 1 và các thuốc chống viêm không steroid, corticoid trở thành dòng thuốc thế hệ 2.
Vì vậy, dùng một mình methotrexat là chưa đủ để khống chế bệnh. Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà dùng kết hợp với thuốc kháng viêm non-steroid hay corticoid.
Cần lưu ý, methotrexat không phải là thuốc giảm đau, kháng viêm nên nó không có tác dụng giảm đau, chống viêm cho khớp đang bị bệnh. Thực tế, thuốc chỉ có tác dụng chống tiêu hủy phần khớp lành và do đó giảm đau có tác dụng về sau, mang tính ổn định. Còn những phần khớp đã bị tiêu hủy và đã gây ra đau thì thuốc hoàn toàn không thể tác động được. Lúc này chỉ có các cơ chế giảm đau kháng viêm của non-steroid mới giải quyết được.
Khi người bệnh đáp ứng với điều trị thì các triệu chứng cải thiện rõ. Nhưng nếu người bệnh không đáp ứng với điều trị, biểu hiện bằng sưng đau nhiều hơn, vận động khớp không thấy cải thiện thì có lẽ cần phải tăng liều một trong các thuốc trên. Tùy vào sự đánh giá và phán đoán chính xác của thầy thuốc mà thầy thuốc cho tăng thêm loại nào. Có khi thầy thuốc phải ra quyết định tăng liều methotrexat nhưng nhớ là cần thận trọng. Khi đã vượt ngưỡng tăng hoặc cảm thấy methotrexat không là thuốc phù hợp thì chúng ta cần tính đến thay thuốc hoặc kết hợp thuốc. Thời gian cho sự tính toán này thường là 2-3 tuần theo dõi.
Sau khi hết đợt điều trị, người bệnh có thể dừng thuốc. Tùy thuộc vào thể bệnh và thời gian điều trị, nhưng tác dụng duy trì có thể đạt được đến 2 năm hoặc lâu hơn nữa. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị người bệnh cũng có thể gặp tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, viêm miệng, tiêu chảy, chán ăn, phản ứng da (phù da)… Cần báo cho bác sĩ biết những triệu chứng này để có cách xử trí phù hợp.
BS. Vũ Huy Hiệu