Dùng mật gấu xoa bóp chấn thương, người đàn ông phải cấp cứu

22-06-2023 11:13 | Y tế
google news

SKĐS - Nhiều người dân hiện nay có thói quen dùng các bài thuốc dân gian để đắp, xoa bóp vào vùng tổn thương. Các phương pháp này nếu dùng không đúng cách có thể sẽ khiến vết thương trầm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt.

Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, anh T. (ngụ xã Đại An, huyện Thanh Ba) sau khi gặp tai nạn xe máy, bị chấn thương phần mềm vùng cẳng chân trái. Tuy nhiên, thay vì đến bệnh viện thăm khám, anh đã dùng mật gấu để xoa bóp trong nhiều ngày. Vùng chấn thương của anh không những không thuyên giảm mà ngày càng đau, bầm tím, sưng nề. Sau khi đến Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba khám, các bác sĩ đã phát hiện một khối máu tụ kích thước 6cm x 10cm. Anh T. ngay lập tức được tiến hành trích rạch, giải phóng khối máu tụ, lấy ra khoảng 200ml máu cục.

photo-1687406692694

Hình ảnh trích giải phóng khối máu tụ cho người bệnh. Ảnh: Sở Y tế tỉnh Phú Thọ.

Từ trường hợp của anh T., Bác sĩ Hồ Hữu An - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 khuyến cáo: "Khi gặp các tổn thương phần mềm không nên xoa bóp, bôi mật gấu, đắp nóng hoặc dán cao nóng ngay. Tổ chức mềm khi bị tổn thương cục bộ, cơ, dây chằng và gân sẽ bị xé nứt và có sự xuất huyết, rạn nứt của mao mạch với mức độ khác nhau. Vì vậy, vùng tổn thương sẽ xuất hiện sưng đau, có khi bầm tím do đọng máu. Việc xoa bóp, đắp nóng sẽ khiến mao mạch nơi tổn thương bị giãn, dẫn đến máu chảy nhiều hơn gây sưng, đau, tụ máu".

Cũng theo bác sĩ An, ngay sau khi bị chấn thương, người dân cần cố định vết thương, nghỉ ngơi, ngưng vận động để giảm tổn thương mô. Trong 3 - 5 ngày đầu, khi vết thương đang ở giai đoạn cầm máu, nên chườm lạnh để mạch máu co lại, cô lập vùng chấn thương và giảm sưng. Sau khi chuyển sang giai đoạn sửa chữa, tái tạo mô thì mới tiến hành chườm nóng để làm giãn mạch, tăng cường dòng máu tới phục hồi vết thương. Tuy nhiên nếu trong khoảng 1 - 3 ngày, nếu tình trạng không được cải thiện, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh tay chân miệng gia tăng ở phía Nam, Sở Y tế TP.HCM lên 3 kịch bản đối phóBệnh tay chân miệng gia tăng ở phía Nam, Sở Y tế TP.HCM lên 3 kịch bản đối phó

SKĐS - Trước diễn biến số ca mắc tay chân miệng tăng nhanh trong những tuần gần đây cùng với sự xuất hiện trở lại của Enterovirus 71 genotype B5, dự báo trong thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều ca bệnh nặng và có thể dẫn tử vong, Sở Y tế TP.HCM vừa lên phương án 3 kịch bản đối phó.



Hạnh Chi
Ý kiến của bạn