Đừng lơ là biểu đồ tăng trưởng của bé suốt giai đoạn đầu đời

27-03-2019 11:00 | Dinh dưỡng
google news

SKĐS - 5 năm đầu đời của một em bé được gọi là giai đoạn “cửa sổ vàng” tăng trưởng và phát triển. Tăng trưởng cần được hiểu đúng là sự phát triển về cả chiều cao, cân nặng và sức đề kháng theo đúng chuẩn y tế. Trong đó, 2 năm đầu tiên chính là giai đoạn sự tăng trưởng chiều cao của bé diễn ra mạnh mẽ nhất. Mẹ cần hiểu rõ và lưu ý giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng suốt khoảng thời gian này, vì nếu để lỡ, bé sẽ rất thiệt thòi về tầm vóc sau này.

Ảnh minh hoạ

Muốn con cao lớn: Nhớ theo dõi và giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng 5 năm đầu đời

5 năm đầu tiên, bạn thấy em bé của mình có vẻ như “bé xíu xiu”. Kỳ thực, ở tuổi lên 5, bé đã đạt được đến khoảng 60% chiều cao ở tuổi trưởng thành. Ví dụ, bé cao 105cm ở tuổi lên 5 thì mẹ đã có thể khá yên tâm rằng nếu tiếp tục duy trì dinh dưỡng tốt, bé sẽ có thể cao: 175cm ở tuổi trưởng thành.

Dù là một “mẹo” nhỏ để ước tính chiều cao tương lai, nhưng cách này cũng đủ giúp mẹ hình dung 5 năm đầu tiên quan trọng với bé như thế nào. Thông thường, ở một bé khỏe mạnh, năm đầu tiên bé sẽ tăng được đến 25cm chiều cao. Sau đó, trung bình bé sẽ tăng 0,2-0,3mm mỗi ngày (tăng thêm khoảng 10cm mỗi năm). Bé phát triển đúng chuẩn sẽ đạt được chiều cao vào khoảng 83,3-91cm ở tuổi lên 2 và đạt chiều cao vào khoảng 104-114cm ở tuổi lên 5 (có sự chênh lệch nhẹ về chiều cao giữa bé trai và bé gái).

Sự phát triển chiều cao này sẽ tiếp tục kéo dài đến khoảng 16 tuổi. Nhưng trên thực tế, nếu mẹ để lỡ giai đoạn “cửa sổ vàng” (5 năm đầu đời) thì cơ hội đạt chiều cao lý tưởng của bé về sau sẽ giảm đi nhiều. Điều này nghĩa là mẹ cần theo dõi và luôn giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng suốt 2-5 năm đầu tiên.

Như vậy, “tăng trưởng” và “bắt kịp đà tăng trưởng” là gì? Mẹ cần ghi nhớ một vài khái niệm quan trọng sau đây.

Tăng trưởng là một chỉ số của sức khỏe. Trong đó, tăng trưởng bình thường là một biểu hiện thiết yếu cho thấy bé có sức khỏe tốt. Bé sẽ đạt tăng trưởng tối ưu nếu có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không có bệnh tật và được nuôi dưỡng trong môi trường xã hội tốt. Khi tăng trưởng thấp hơn mức trung bình của một đứa trẻ bình thường, bé cần được quan tâm đặc biệt, vì đây là một biểu hiện nguy cơ và có thể dẫn đến những hậu quả lâu dài.

Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong 30 năm qua, tỷ lệ biến đổi suy dinh dưỡng ở Việt Nam giảm ngoạn mục từ 51% xuống 14%, nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi chỉ giảm một nửa, từ 59,7% xuống 26% (*). Kết quả nghiên cứu năm 2017 của UNICEF cũng cho thấy, ở nhóm trẻ từ 0-5 tuổi, tỷ lệ trẻ thấp còi ở khu vực Nam Á là cao nhất thế giới. Trong đó, tỷ lệ trẻ thấp còi ở Việt Nam vẫn thuộc nhóm cao. Trung bình, cứ 6 trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam lại có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi.

Bắt kịp đà tăng trưởng chính vì vậy là một khái niệm quan trọng mẹ cần ghi nhớ. Bắt kịp đà tăng trưởng nghĩa là xác định sớm và can thiệp dinh dưỡng hiệu quả, giúp bé khôi phục sự tăng trưởng và phát triển bình thường. Giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng ở giai đoạn “cửa sổ vàng” (0-5 tuổi) cũng đồng nghĩa với mẹ đã tạo mọi cơ hội để bé có thể đạt tăng trưởng bình thường hoặc tăng trưởng tối ưu lâu dài về sau này cho con.

Ảnh minh hoạ

Làm cách nào giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng?

Để giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng, dinh dưỡng luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bé sẽ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Ngoài ra, việc bắt kịp đà tăng trưởng ở bé còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: môi trường sống, tâm lý, bé không mắc bệnh (nếu bé có bệnh cần được điều trị dứt điểm), lượng hormone tuyến giáp và hormone tăng trưởng đầy đủ…

Ngoài ra, có một điều mẹ cần lưu ý và ghi nhớ: Trong cơ thể của trẻ có một lớp sụn gọi là sụn tăng trưởng, nằm ở đầu các xương dài và đốt sống, có nhiệm vụ giúp trẻ cao lớn thêm theo thời gian. Khi trẻ lớn dần, thân xương không dài ra mà chính các đầu xương tăng trưởng thêm nhờ vào các sụn này. Sụn tăng trưởng tồn tại trong cơ thể trẻ từ lúc mới sinh cho đến khoảng 16-18 tuổi, sau đó các sụn này được thay thế bằng xương và khi đó việc phát triển chiều cao cũng dừng lại.

Suy dinh dưỡng có thể làm giảm đi tốc độ phát triển của sụn tăng trưởng. Tuy nhiên, may mắn là trong những điều kiện hạn chế như vậy, sụn tăng trưởng vẫn có thể bảo tồn năng lực tăng trưởng một khi điều kiện dinh dưỡng được cải thiện. Lúc đó, sụn tăng trưởng có thể bắt kịp đà tăng trưởng, để giúp bé đạt được tiềm năng tăng trưởng bình thường.

Nghiên cứu cho thấy, khi bé suy dinh dưỡng thấp còi, nếu được can thiệp sớm (trong giai đoạn 5 năm đầu đời) bằng dinh dưỡng, giúp tối ưu hóa sự phát triển của các sụn tăng trưởng thì bé sẽ có thể bắt kịp đà tăng trưởng bình thường. Trong khi đó, nếu can thiệp muộn, bỏ lỡ giai đoạn “cửa sổ vàng”, tốc độ phát triển của sụn tăng trưởng bị ảnh hưởng và có thể không còn cơ hội đạt tầm vóc lý tưởng lúc trưởng thành.

Mẹ ghi nhớ thêm rằng kể cả khi bé đã bắt kịp đà tăng trưởng, mẹ vẫn cần tiếp tục duy trì bổ sung dinh dưỡng. Trong nghiên cứu lâm sàng thực hiện riêng trên đối tượng trẻ em Việt Nam phối hợp giữa Abbott và Đại học Thái Bình về việc cung cấp dinh dưỡng đường uống cho 140 trẻ em ở tỉnh Thái Bình cho thấy kết quả tốt trong việc cải thiện suy dinh dưỡng ở trẻ, cũng như tăng trưởng khỏe mạnh lâu dài. Sản phẩm sử dụng trong nghiên cứu là PediaSure - nguồn dinh dưỡng cân bằng với 37 dưỡng chất thiết yếu được chứng minh lâm sàng qua hơn 20 nghiên cứu giúp hỗ trợ trẻ tăng trưởng khỏe mạnh chỉ sau 9 tuần - để duy trì đà tăng trưởng khỏe mạnh cho bé lâu dài.

Quốc Huy
Ý kiến của bạn