Dùng lá trầu không rửa mắt suýt gây mù mắt bé gái

27-05-2022 14:30 | Y tế
google news

SKĐS - Dùng lá trầu không rửa mắt, bé gái 6 tuổi phải nhập viện trong tình trạng mắt trái đau nhức, sưng nề.

BVĐK tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận một bệnh nhi 6 tuổi đến khám với tình trạng đau nhức mắt trái, kèm theo mắt trái sưng nề, chảy nhiều nước mắt.

Người nhà bệnh nhân cho biết, trước đó thấy cháu xuất hiện đau mắt trái, sau đó kèm theo phù nề, người nhà đã dùng lá trầu không để rửa mắt nhưng không đỡ, mắt càng sưng đau hơn, sau đó bé được người nhà đưa đến bệnh viện để khám.

Suýt mù mắt vì chữa dị ứng sai cách - Ảnh 1.

Bệnh nhi nhập viện với tình trạng mắt trái đau nhức, sưng nề sau khi rửa mắt bằng lá trầu không.

Qua thăm khám các bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm kết mạc do dị ứng. Từ những trường hợp trên các bác sĩ khuyến cáo, khi đã xác định bị dị ứng mắt, các dị nguyên có trong mắt cần được loại bỏ ra bên ngoài một cách nhanh chóng. 

Người bệnh tuyệt đối không được dụi tay vào mắt vì điều này sẽ vô tình kích hoạt các tế bào mắt giải phóng nhiều hơn, khiến bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu đi.

Có thể làm giảm các triệu chứng như ngứa, sưng mi và ổn định các màng tế bào miễn dịch bằng biện pháp chườm lạnh. 

Tuyệt đối không rửa hoặc dùng thuốc theo kinh nghiệm dân gian để bôi lên mắt. Trong trường hợp các triệu chứng dị ứng không thuyên giảm, cần đến khám bác sĩ để được điều trị bằng các phương pháp khác hiệu quả hơn.

Khi sử dụng các loại thuốc kê đơn để điều trị, bệnh nhân cần phải tuân thủ theo đúng liều lượng thuốc và cách dùng mà bác sĩ đã khuyến cáo, tránh tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc.

Trong trường hợp sử dụng thuốc nhỏ mắt  xảy ra các phản ứng dị ứng thì bệnh nhân phải dừng thuốc ngay lập tức và đem thuốc tới cơ sở y tế để được hướng dẫn và lựa chọn thay đổi thuốc khác phù hợp hơn.

Vụ bé gái bị rắn cắn tử vong: Vì sao đến BV tỉnh cũng không có huyết thanh để cứu người?Vụ bé gái bị rắn cắn tử vong: Vì sao đến BV tỉnh cũng không có huyết thanh để cứu người?

SKĐS - Việt Nam là nước có tỷ lệ bệnh nhân bị rắn độc cắn khá cao, nhưng huyết thanh kháng nọc rắn độc rất khan hiếm.


PV
Ý kiến của bạn