Hà Nội

"Dùng kháng sinh, đừng lấy kinh nghiệm hàng xóm để áp cho con mình"

12-12-2019 07:06 | Phòng mạch online
google news

SKĐS - Kháng kháng sinh đang là vấn nạn đáng báo động tại Việt Nam, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới. Đáng lưu ý tại thành thị 88% kháng sinh được bán mà không cần kê đơn, ở nông thôn tỷ lệ này là 91%. Bản đồ Sử dụng kháng sinh năm 2015 của Tổ chức IMS Health cũng cho thấy Việt Nam thuộc nhóm nước sử dụng nhiều kháng sinh.

Trong khi các bác sĩ luôn khuyến cáo các bà mẹ nên cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh vì việc uống thuốc kháng sinh bừa bãi không theo chỉ định của bác sĩ sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường mà trong đó kháng kháng sinh đang là “vấn nạn” hiện nay. Làm thể nào để nuôi con khỏe  không lạm dụng kháng sinh, hiểu đúng bệnh dùng đúng cách có lẽ là băn khoăn của không ít ông bố, bà mẹ.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng bộ môn Nhi Trường Đại học Y Hà Nội, kháng sinh là thuốc kê đơn, song 90% các loại kháng sinh được bán tự do và ai cũng có thể mua. Đáng nói là 50% trường hợp sử dụng kháng sinh không hợp lý. Kháng sinh không phải lúc nào cũng cần thiết. Nó như con dao hai lưỡi. “Vấn đề  kháng kháng sinh ở Việt Nam thực sự là báo động, chúng tôi làm ở bệnh viện trung ương và số liệu hang năm các bệnh viện nếu ra mỗi năm lại càng có vấn đề. Chúng ta  vẫn biết là thông thường có rất nhiều bệnh lý không dùng kháng sinh chúng ta vẫn dùng kháng sinh, rồi những kháng sinh thông thường thì ai cũng kê đơn được. Tức là nếu theo luật thì chỉ có thầy thuốc mới kê được đơn, còn bây giờ bố mẹ cũng tự kê đơn ra mua, nhà thuốc tự khuyến cáo bệnh  nhân dùng, và bố mẹ cũng tự thấy dùng được, hoặc hỏi kinh nghiệm hàng xóm và dùng rât thoải mái những kháng sinh thông thường  và tỷ lệ kháng kháng sinh thì khủng khiếp”, PGS. Thúy nói.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy- Trưởng Bộ môn Nhi, trường Đại học Y Hà Nội

PGS. Thúy cũng cảnh báo, cái sợ nhất của kháng kháng sinh là vi khuẩn đó không đáp ứng với đứa trẻ đó và từ đó chủng vi khuẩn đề kháng ấy lây lan ra cộng đồng và thế là những người không dùng kháng sinh loại đó nhưng bị nhiễm khuẩn kháng kháng sinh đó  tức là bị kháng kháng sinh tự nhiên luôn. Đấy mới là vấn đề cảnh báo ở Việt Nam. Một điều nữa là khi các chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam, chúng tôi giới thiệu một số kháng sinh ở Việt Nam đang dùng và họ cho biết chưa bao giờ dùng. Điều đó cho thấy, Việt Nam dùng nhiều quá rồi mà thế giới thì chưa dùng  nhất là BV lớn, còn tại các BV nhỏ chẳng qua chưa thống kê được, chưa có vi sinh để tìm được.

“Thực sự không phải trẻ kháng kháng sinh mà chủng vi khuẩn đấy kháng kháng sinh nghĩa là trẻ nhiễm chủng đó . Ở mỗi thời điểm có chủng khác nhau. Ví dụ ở Hà Nội hiện nay đang dịch cúm. Sốt xuất huyết nhưng dịch cúm bình thường người ta không dùng kháng sinh nhưng bố mẹ tự dùng, một số bác sĩ cũng sợ và cho dùng khi dùng như thế nó không có hiệu quả. Nên kháng kháng sinh cao, để lại hậu quả nặng nề cho hiện tại và tương lai. Bởi khi kháng kháng sinh như thế chủng vi khuẩn kháng ấy nó lây ra các bệnh nhân khác và khi bị như vậy chúng ta không biết chọn loại kháng sinh nào điều trị cho bệnh nhân cả và như vậy nâng cấp bậc bệnh lý lên nhiều”, PGS. Thúy nói.

PGS. Thúy cũng cảnh báo, các ông bố bà mẹ đừng nghĩ là một vi khuẩn kháng một loại thuốc, mà vi khuẩn kháng nhiều loại thuốc khác nhau và không phải cơ sở y tế nào cũng có nhiều xét nghiệm để phát hiện ra và nuôi cấy được vi khuẩn nên dùng kháng sinh theo kinh nghiệm mà mỗi địa phương lại dùng kinh nghiệm khác nhau, mỗi lần bệnh lại khác nhau. Không thể lấy kinh nghiệm của hàng xóm để điều trị cho con mình. Vấn đề đó rất nghiêm trọng, đã được cảnh báo hàng năm.

Chúng ta cũng biết cơ thể mỗi người khác nhau, mức độ bệnh cũng khác nhau, ví dụ có hai đứa trẻ nhà mình và nhà hàng xóm cùng tuổi, cùng chế độ dinh dưỡng như nhau những đứa trẻ này mắc bệnh nhiều hơn đứa kia. Như vậy là do cơ địa khác nhau nó gọi là hình thành hệ thống miễn dịch.

PGS. Thúy cũng cho biết thêm, con người sinh ra có hệ thống miễn dịch tự nhiên, tuy nhiên hệ thống được học dần dần. Con người không có kháng thể tự nhiên mà khi trẻ sinh ra được kháng thể từ mẹ truyền sang. Trong 6 tháng trẻ bú mẹ hoàn toàn thì chính kháng thể của người mẹ được đưa qua sữa mẹ, đây chính là kháng thể thụ động. Sau 6 tháng khi trẻ phát triển thì kháng thể của mẹ không đáp ứng được và lúc này hệ thống cơ thể của trẻ chưa nhận biết được chính vì vậy, trẻ phải tiêm vắc-xin. Vắc xin thực chất là kháng nguyên cấu tạo y như vi khuẩn, vi rút được đưa vào cơ thể nhưng đã bị làm yếu đi nó không thể gây bệnh. Đưa vào các kháng nguyên đó để cơ thể đứa trẻ làm quen dần với vi khuẩn, vi rút đó và sau này khi gặp những vi khuẩn, vi rút đó cơ thể sẽ sinh ra kháng thể để chống lại.

Chia sẻ về chất tăng cường đề kháng Beta (1.3/1.6) D-glucan có trong một số sản phẩm nhằm nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ, PGS. Thúy cho biết, Beta (1.3/1.6) D-glucan  là một trong các thành phần và là một trong những sản phẩm tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, với một đứa trẻ khỏe mạnh thì không quá bắt buộc bổ sung sản phẩm miễn dịch.  Với những trẻ sinh non, sức để kháng kém hay trẻ thường xuyên  ốm đau, thì được khuyến cáo sử dụng sản phẩm để giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch.


H.N
Ý kiến của bạn