Trong thời gian gần đây, hàng loạt mặt hàng giá rẻ, kém chất lượng và độc hại có xuất xứ từ Trung Quốc ào ạt tràn vào nước ta khiến người tiêu dùng bị thiệt hại và chịu hậu quả khôn lường. Từ thực phẩm đến đồ chơi độc hại… làm người tiêu dùng thiệt thòi, cơ quan quản lý nhà nước gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Thực trạng này dẫn tới hệ quả là ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sẽ phát sinh gánh nặng bệnh tật cho gia đinh, cộng đồng và xã hội nói riêng. Chính vì thế, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đa bước đầu tác động tích cực đến toàn xã hội, giúp thay đổi thái độ, hành vi ưu tiên mua sắm tiêu dùng hàng hóa thương hiệu Việt, bước đầu hình thành nét văn hóa của người tiêu dùng Việt Nam và quan trọng hơn, giúp người tiêu dùng sử dụng các mặt hàng tiêu dùng có nguồn gốc, đảm bảo an toàn.
Sau một năm thực hiện cuộc vận động, kết quả điều tra mới đây cho thấy, có đến 59% người tiêu dùng “khi mua hàng hóa sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, trong khi đó con số này trước đây chỉ là 23%. Kết quả này có được là nhờ cuộc vận động ưu tiên dùng hàng Việt.
Tuy nhiên để cuộc vận động thực sự có hiệu quả thì cùng với việc tuyên truyền vận động, các nhà sản xuất trong nước cần thấy rõ trách nhiệm phải làm sao để sản phẩm chất lượng cao hơn, giá cả cạnh tranh hơn so với hàng hóa ngoại nhập. Bên cạnh đó, các bộ, ngành chức năng cũng cần hoàn thiện, xây dựng các cơ chế pháp lý phù hợp. Từng lĩnh vực, ngành hàng phải xây dựng những kế hoạch với những chỉ tiêu, số liệu cụ thể, đề ra mục tiêu, thời hạn để khuyến khích, chiếm lĩnh thị trường rõ ràng, tránh tình trạng hô hào chung chung. Đồng thời các lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm soát, chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng,…không để hàng hóa “bẩn” thẩm thấu vào thị trường trong nước.
TSCT