Đừng đợi khi có bệnh mới chăm sóc hệ tiêu hoá

20-04-2022 10:32 | Dinh dưỡng
google news

Sức khỏe là tài sản lớn của mỗi người, việc chăm sóc sức khỏe cần duy trì thường xuyên và liên tục nhằm phòng chống bệnh tật, đặc biệt là hệ tiêu hóa vì 70% hệ miễn dịch biểu mô nằm ở đường ruột. Hãy chủ động chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe giúp tăng cường hệ miễn dịch để phòng bệnh.

Vì sao nói hệ tiêu hóa là "chìa khóa" tăng đề kháng?

Đừng đợi khi có bệnh mới chăm sóc hệ tiêu hoá - Ảnh 1.

Khoảng 70% hệ miễn dịch biểu mô nằm ở đường ruột. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh tham gia vào quá trình sản xuất các yếu tố miễn dịch cơ thể

Cha ông ta thường nói, sức khỏe là tài sản lớn nhất của con người, có sức khỏe sẽ có tất cả. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người vẫn chưa chú trọng việc chăm sóc sức khỏe dẫn đến tình trạng khi ốm mới uống thuốc, bồi bổ tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, các chuyên gia nhấn mạnh, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, cần thay đổi trong suy nghĩ của từng cá nhân, gia đình.

Phân tích về vấn đề này, tại buổi truyền hình trực tuyến với chủ đề Tiêu hóa khỏe – "Chìa khóa" giúp phòng bệnh từ xa do Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh nhiều bệnh tật.

Chuyên gia phân tích, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau giúp cơ thể khỏe mạnh. Trong đó, hệ tiêu hóa được xem là "chìa khóa" giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Thực tế, không nhiều người biết rằng có đến khoảng 70% hệ miễn dịch biểu mô nằm ở đường ruột. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh tham gia vào quá trình sản xuất các yếu tố miễn dịch cơ thể như IgA, IgG góp phần quan trọng vào việc bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Trường hợp virus, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, cơ thể có khả năng chống đỡ tốt, giúp chúng ta không bị mắc hoặc mắc bệnh nhẹ hơn.

Ngược lại, hệ tiêu hóa yếu sẽ dẫn đến tình trạng hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, nhiều bệnh lý dễ xảy ra như đau bụng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy… Cùng với đó, hệ miễn dịch kém làm tăng khả năng nhiễm nhiều loại bệnh tật, tốn kém chi phí khám chữa bệnh.

Bí quyết chăm sóc hệ tiêu hóa nâng cao sức khỏe, phòng bệnh từ xa

Đừng đợi khi có bệnh mới chăm sóc hệ tiêu hoá - Ảnh 2.

Nên ăn sữa chua từ 1-2 hộp mỗi ngày để tiêu hóa khỏe tự nhiên, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ phòng bệnh từ xa

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, chăm sóc sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng cần được chủ động và duy trì đều đặn hằng ngày. Tránh tình trạng khi ốm mới dồn dập bổ sung các chất bổ dưỡng.

Điều quan trọng là cần phải giữ cho hệ thống tiêu hóa ở trạng thái tốt nhất thông qua chế độ ăn uống cân đối, lành mạnh, đầy đủ 4 nhóm chất là bột đường, đạm, béo, vitamin - khoáng chất.

Đặc biệt, chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh, vai trò của thực phẩm lên men tự nhiên như sữa chua trong việc bảo vệ và tăng cường sức khoẻ hệ tiêu hoá. Sữa chua không chỉ cung cấp các nguồn dinh dưỡng như đạm, đường, canxi, vitamin… dễ hấp thu mà còn được lên men với lượng lớn men vi sinh giúp cải thiện cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ lợi khuẩn phát triển và ức chế hại khuẩn. Trong đó có thể kể đến sữa chua Vinamilk - một thương hiệu nổi tiếng và uy tín, mỗi hũ sữa chua Vinamilk 100g được lên men tự nhiên từ khoảng 12 triệu men Lactobacillus Bulgaricus.

Đừng đợi khi có bệnh mới chăm sóc hệ tiêu hoá - Ảnh 3.

Có thể kết hợp sữa chua với nhiều loại trái cây, ngũ cốc để tăng thêm hương vị & chất dinh dưỡng

Nhằm mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và giúp phòng bệnh tật, các chuyên gia khuyên hằng ngày mỗi người nên ăn 1-2 hộp sữa chua. Có thể ăn sữa chua vào các bữa ăn sáng, ăn xế chiều, ăn khi tập luyện…và kết hợp sữa chua với trái cây tươi, các loại hạt, ngũ cốc để tăng thêm hương vị cũng như chất dinh dưỡng cho món ăn.


PV
Ý kiến của bạn