Đừng để trẻ còi xương do thiếu vitamin D

07-12-2022 08:34 | Dinh dưỡng mẹ và bé
google news

SKĐS - Trẻ còi xương do nhiều nguyên nhân trong đó có tình trạng thiếu hụt vitamin D. Đặc biệt tình trạng trẻ em vùng dân tộc thiểu số, miền núi bị còi xương khá phổ biến, chủ yếu ở trẻ dưới 2 tuổi.

Nhiều nơi vùng dân tộc thiểu số có đến 70% trẻ chưa đảm bảo dinh dưỡngNhiều nơi vùng dân tộc thiểu số có đến 70% trẻ chưa đảm bảo dinh dưỡng

SKĐS - Dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng để phát triển thể lực và trí tuệ cho trẻ nhỏ. Đáng báo động là nhiều khu vực các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, có đến 70% trẻ em chưa được ăn đúng, ăn đủ.

Nguyên nhân khiến trẻ còi xương

TS Phan Bích Nga, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ở Việt Nam, có khoảng 20-40% trẻ em bị thiếu vitamin D, trong đó thiếu nặng 8,9%. Theo bệnh viện Nhi Trung ương có khoảng 10% trẻ em đến khám bị còi xương (35% trẻ dưới 3 tuổi). Tại Khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng quốc gia, trẻ đến khám có chẩn đoán còi xương có tỷ lệ cao hơn nhiều: năm 2003 là 65,8%, năm 2014 là 39,1% (chủ yếu trẻ dưới 2 tuổi).

Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D ảnh hưởng khá nặng tới sức khỏe lâu dài và vĩnh viễn: chậm phát triển xương, vận động, di chứng phát triển xương, răng, là yếu tố góp phần gây chậm phát triển chiều cao...

Đừng để trẻ còi xương do thiếu vitamin D - Ảnh 2.

Tình trạng trẻ còi xương, suy dinh dưỡng phổ biến ở vùng dân tộc thiểu số.

Nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương là do thiếu ánh sáng mặt trời, nhà ở chật chội, tập quán kiêng khem trẻ không được tắm nắng. Môi trường và thời tiết: Trẻ sinh vào mùa đông cường độ ánh sáng mặt trời giảm, vùng núi cao nhiều sương mù, vùng công nghiệp nhiều bụi…

Nguyên nhân từ chế độ ăn, do trẻ được nuôi thiếu sữa mẹ, nuôi con bằng sữa bò; Trẻ ăn bột quá nhiều, ăn thực phẩm nghèo canxi, vitamin D và một số vitamin, khoáng chất khác, ăn ít dầu mỡ nên không hấp thu được vitamin D; Chế độ ăn thiếu vitamin D và không được uống phòng vitamin D...

Bệnh còi xương hay gặp nhất ở trẻ (dưới 1 tuổi là tuổi mà hệ xương phát triển mạnh nhất). Trẻ đẻ non, đẻ thấp cân: do sự tích lũy trong thời kỳ bào thai thấp, do tốc độ phát triển của trẻ nhanh. Do bệnh tật: Các bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn hệ tiêu hóa kéo dài gây kém hấp thu, tắc mật, viêm gan. Mẹ bị thiếu vitamin D trong thời kỳ có thai và cho con bú. Trẻ còn làn da sậm màu cũng dễ bị còi xương hơn bởi tình trạng của sắc tố da cũng ảnh hưởng đến sự bức xạ của tia cực tím, người da sẫm màu dễ mắc còi xương.

Khi nào trẻ cần bổ sung vitamin và chất khoáng?

Ths. BS Lê Thị Hải, Nguyên Trưởng khoa Khám, tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, vitamin và các chất khoáng là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển cơ thể trẻ em. Trẻ có sức khỏe bình thường, được bú mẹ và ăn uống đầy đủ sẽ không bị thiếu vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như trẻ sinh non, sinh đôi, trẻ lớn quá nhanh, chất lượng bữa ăn không bảo đảm, không được bú sữa mẹ, bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, mắc các bệnh về gan, mật... sẽ bị thiếu vitamin và chất khoáng.

Nếu con bạn không may rơi vào nhóm trẻ có nguy cơ bị thiếu vitamin và khoáng chất, thì bổ sung các chất này cho trẻ là việc làm cần thiết. Ngoài ra, nếu bạn nghi ngờ chế độ ăn không cung cấp đầy đủ thì ngay cả những trẻ khỏe mạnh cũng nên bổ sung vitamin và khoáng chất.

Đừng để trẻ còi xương do thiếu vitamin D - Ảnh 3.

Nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương là do thiếu ánh sáng mặt trời, nhà ở chật chội, tập quán kiêng khem trẻ không được tắm nắng.

Nhưng, việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ phải hết sức thận trọng, vì chúng cũng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn như bất kỳ thuốc chữa bệnh nào. Khi cơ thể bị thiếu vitamin và khoáng chất, trẻ sẽ chậm lớn, mắc một số bệnh, chẳng hạn: thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa; thiếu vitamin B1 dễ bị phù, viêm các dây thần kinh, suy tim; thiếu vitamin C dễ gây chảy máu dưới da và niêm mạc, làm giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn; thiếu vitamin K dễ bị xuất huyết, đặc biệt xuất huyết não, màng não; thiếu vitamin D và canxi sẽ bị còi xương; thiếu kẽm dễ mắc các bệnh ngoài da; thiếu fluor dễ mắc bệnh răng miệng, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu….

Liều bổ sung bao giờ cũng phải thấp hơn nhu cầu hàng ngày, Trừ trường hợp trẻ đang bị mắc bệnh do thiếu các vitamin và khoáng chất đó thì có thể phải dùng liều cao hơn, trường hợp này phải uống theo sự chỉ dẫn của BS nhi khoa. Vì vậy các bậc phụ huynh cần phải biết nhu cầu hàng ngày các vitamin và khoáng chất này là bao nhiêu.

Các chế phẩm vitamin và vi chất dinh dưỡng đơn lẻ thường có hàm lượng rất cao, như Vitamin B12 loại 5.000-10.000mcg (cao gấp 800-1.600% nhu cầu hằng ngày), Vitamin C 1.000mg, nguyên tố kẽm 100mg (cao gấp 330-660% nhu cầu hằng ngày)... khi sử dụng cần tham khảo và tuân thủ tuyệt đối chỉ định của thầy thuốc.

Các bậc phụ huynh khi sử dụng Vitamin và chất khoáng dưới dạng phối hợp (đa Vitamin, đa khoáng chất...) phải phân biệt rõ ràng công thức cho trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 4 tuổi.

Vitamin là những yếu tố luôn có sẵn trong thực phẩm (rau, quả, ngũ cốc, thịt, cá...), nên nếu sử dụng thực phẩm đảm bảo chất lượng, không ăn kiêng, không rối loạn hấp thụ ở đường tiêu hóa thì không thiếu, không cần bổ sung.

Tuy nhiên, việc quảng cáo quá mức về thuốc bổ, Vitamin và khoáng chất đang làm tình trạng lạm dụng thuốc lan tràn, phổ biến hơn, gây những tai biến khó lường do... thừa Vitamin và khoáng chất.

Thừa Vitamin D có thể làm cho trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương, có trường hợp có thể bị thiểu năng, kém trí tuệ. Có trường hợp bổ sung Vitamin D quá nhiều có thể gây suy thận và tử vong rất nhanh. Thừa canxi dẫn gây mệt mỏi, chán ăn, sỏi thận, tăng huyết áp...xương cốt hóa sớm có thể bị thấp chiều cao. Thừa sắt dẫn đến gan nhiễm sắt, tim nhiễm sắt dẫn đến suy tim; Thừa kẽm dẫn đến biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hoá…

Khi bổ sung vitamin và chất khoáng cho trẻ bằng thuốc cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng xấu do dùng quá liều. Điều này là vô cùng quan trọng. Thiếu vitamin và khoáng chất đã không tốt cho sức khỏe, nhưng nếu thừa thì nguy hiểm không kém. Trong trường hợp trẻ phải dùng thuốc dài ngày, dùng liều cao hoặc dùng các chế phẩm có quá nhiều thành phần vitamin và chất khoáng trong một viên thuốc, cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên khoa nhi.

Nên cho trẻ dùng dạng lỏng như dung dịch uống vì vừa dễ uống vừa dễ hấp thu. Sử dụng thuốc bổ sung vitamin không thay thế được thức ăn, mà vẫn phải ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm.

Vi chất dinh dưỡng cần thiết cho tăng trưởng, nâng cao tầm vóc, trí tuệ, sức khỏe, sức đề kháng cơ thể và chất lượng cuộc sống. Để phòng thiếu vi chất dinh dưỡng cần:

1. Ăn đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm, lựa chọn các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡngcho bữa ăn hàng ngày.

2. Cho trẻ bú sớm, nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, tiếp tục cho trẻbú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn cùng với ăn bổ sung hợp lý.

3. Bữa ăn bổ sung của trẻ cần có các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng, thêm mỡhoặc dầu để tăng cường hấp thu vitamin A, vitamin D.

4. Cho trẻ trong độ tuổi uống vitamin A liều cao 2 lần/ năm, bà mẹ sau sinh trong vòngmột tháng uống một liều vitamin A.

5. Trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi uống thuốc tẩy giun 2 lần/ năm. Thực hiện vệ sinh ănuống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống nhiễm giun.

6. Phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai cần uống viên sắt và axit folic hoặc viên đa vi chấttheo hướng dẫn.

(Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹThành phần dinh dưỡng của sữa mẹ

SKĐS - Trong sữa mẹ có những thành phần dinh dưỡng không thể tìm được ở bất cứ loại thực phẩm nào. Do vậy, sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất cho trẻ.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Phòng Bệnh Hô Hấp Khi Thời Tiết Chuyển Lạnh


PV
Ý kiến của bạn