Hà Nội

Đừng để thiếu thuốc khi Xuân về

29-01-2022 07:14 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Thuốc chữa bệnh mạn tính đối với người cao tuổi là hết sức cần thiết, không thể thiếu bất kỳ lúc nào, nhất là những ngày Tết đến, Xuân về...

Bổ sung dinh dưỡng bảo vệ người cao tuổi trước các bệnh truyền nhiễm theo mùaBổ sung dinh dưỡng bảo vệ người cao tuổi trước các bệnh truyền nhiễm theo mùa

Khi thời tiết chuyển mùa là thời điểm dễ mắc các căn bệnh truyền nhiễm phổ biến như cảm, tay chân miệng, tiêu chảy cấp hoặc sốt xuất huyết…Đặc biệt là người cao tuổi đối tượng rất nhạy cảm với các bệnh nói trên.

1. Người cao tuổi thường mắc những bệnh mạn tính nào?

Người cao tuổi (NCT) thường mắc một số bệnh mạn tính. Có người mắc đồng thời nhiều bệnh mạn tính, do đó, việc sử dụng thuốc gặp không ít khó khăn, nhất là với người sức yếu, trí nhớ giảm sút.

Các bệnh mạn tính thường gặp:

- Các bệnh về xương khớp: Thoái hóa cột sống thắt lưng, khớp háng, khớp đốt sống cổ, khớp gối, khớp cổ chân, cố tay, bàn tay… )

- Bệnh đường ruột: viêm đại tràng mạn tính, hội chứng ruột kích thích

-Bệnh hô hấp: Hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn tính…

-Bệnh tim mạch: Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu…

- Bệnh đái tháo đường...

Để người NCT cùng gia đình yên tâm ăn Tết vui vẻ, ngoài việc cảnh giác cao và đề phòng với dịch COVID-19 vẫn đang rình rập, đặc biệt những người mắc bệnh mạn tính cần lưu ý chuẩn bị đủ các loại thuốc điều trị bệnh mạn tính mà NCT đang gặp phải.
photo-1642690145217

Có người cao tuổi cùng một lúc mắc nhiều bệnh…

2. Người bệnh mạn tính cấn lưu ý gì trong dùng thuốc

2.1 Với bệnh nhân đái tháo đường

NCT mắc bệnh đái tháo đường, trong những ngày Tết, cần hạn chế các thực phẩm có vị ngọt như: Bánh, kẹo, nước giải khát… Đây là những thực phẩm có nhiều trong dịp tết. Ngoài ra, NCT vẫn cần giữ đúng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường, chẳng hạn như ăn ít tinh bột (cơm, xôi, bánh chưng, bành tét…) trong các bữa ăn chính và dùng thêm các bữa ăn phụ. Mặc dù ngày Tết nhưng trong các bữa ăn chính cần ăn thêm rau, bởi vì, rau xanh vừa có các sinh tố vừa là chất xơ.

Tùy từng bệnh nhân mà cần dự trữ thuốc trị đái tháo đường dạng viên hay dạng tiêm insulin.

Với thuốc dạng tiêm, cần chuẩn bị đủ bút tiêm, đảm bảo lượng thuốc đủ dùng trong thời gian nghỉ tết.

Với các thuốc dạng uống, không chứa insulin chỉ dùng cho bệnh nhân đái tháo đường type 2. Thông thường loại thuốc này được chỉ định khi bệnh nhân đã thực hiện tốt việc ăn uống có kế hoạch và tập thể dục mà vẫn không kiểm soát được đường huyết.

Tùy từng trường hợp, tùy theo thể trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cụ thể. Lưu ý, duy trì uống thuốc trị đái đường đều đặn trong dịp Tết theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tăng hay giảm liều, hoặc bỏ quên thuốc. Bởi điều đó có thể gây biến chứng, thậm chí, nguy hiểm đến tính mạng.

photo-1642690148369

Đừng để người cao tuổi thiếu thuốc trong dịp Tết.

2.2 Với bệnh nhân tăng huyết áp

Có rất nhiều thuốc được dùng trong điều trị tăng huyết áp. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp. Người bệnh cần chuẩn bị thuốc trong dịp tết. Nghiêm cấm không được tùy tiện dùng đơn thuốc của người khác.

Lưu ý, để điều trị tăng huyết áp triệt để, phòng ngừa lâu dài các biến chứng, cần phải tuân thủ nguyên tắc điều trị liên tục. Việc tuân thủ tuyệt đối các phương pháp điều trị thích hợp mới giúp giảm được các tai biến do tăng huyết áp gây ra.

Vì thế, ngay cả trong những ngày Tết, NCT vẫn cần uống đúng thuốc, uống đủ liều, uống đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, hạn chế bia rượu để tránh những tương tác có thể xảy ra.

2.3 Với bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính

NCT mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà uống nhiều bia, rượu càng dễ làm cho bệnh tái phát. Thậm chí xuất hiện cơn hen cấp, nếu không có thuốc chống co thắt phế quản, chắc chắn khó thoát khỏi sự nguy hiểm, đặc biệt là vào dịp Tết, thời tiết thường lạnh, ẩm. Do đó, việc dự trữ các thuốc điều trị bệnh COPD là rất quan trọng.

Các thuốc cần thiết gồm:

- Thuốc long đờm: Giúp loãng đờm, để có thể ho ra dễ dàng.

-Thuốc xịt steroid giảm viêm đường thở và giúp ngăn ngừa đợt cấp, cần thiết cho những người bị COPD cấp và thường xuyên. Các thuốc thường dùng fluticasone, budesonide...

-Thuốc giãn phế quản (đường hít): Làm giãn các cơ phế quản xung quanh đường thở, giúp giảm ho, khó thở và hoạt động thở trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra, còn một số thuốc khác dùng trong điều trị COPD như kháng sinh, thuốc theophyline, thuốc ức chế phosphodiesterase-4., thuốc ức chế Leukotrienes…

Lưu ý, các thuốc này cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý dùng thuốc hoặc tự ý ngừng dùng thuốc, vì có thể gây những hậu quả nghiêm trọng.

2.4 Với bệnh nhân tăng mỡ máu

NCT cao tuổi bị tăng mỡ máu kéo dài, nếu dùng không đúng chỉ định (lúc uống, lúc không) hoặc không có thuốc để sử dụng hàng ngày, sẽ không kiểm soát được mỡ máu.

Trong dịp Tết, việc ăn uống sinh hoạt rất dễ bị đảo lộn với rất nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, đạm… Nếu quên hoặc bỏ lỡ thuốc điều trị mỡ máu, NCT có thể gặp biến cố nguy hiểm.

Các thuốc thường dùng: Simvastatin, atorvastatin, rosuvastatin, cholestyramin, colestipol, fenofibrat, ciprofibrat, berafibrat …

Ngoài ra, cũng nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B như: Súp lơ, cà chua, rau chân vịt, cà rốt, hạnh nhân…

Lưu ý, ngay cả trong ngày Tết, người bệnh tăng mỡ máu cũng cần dùng thuốc đúng chỉ định về liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để có kỳ nghỉ Tết an toàn, mạnh khỏe trong đại dịch COVID-19, cần thực hiện đúng thông điệp 5K của Bộ Y tế + vaccine, đồng thời cũng cần chuẩn bị các thuốc cần thiết cho từng loại bệnh của mỗi người cao tuổi.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Khi tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cần lưu ý điều gì?

TS.BS. Bùi Mai Hương
Ý kiến của bạn