Đừng để “chết đuối trên cạn”chỉ vì cơn hen phế quản

06-03-2019 14:00 | Y học 360

SKĐS - Dấu hiệu gì để có thể nhận biết được cơn hen cấp cũng như cần xử trí khi lên cơn hen cấp tính như thế nào là điều mà không phải ai cũng biết. Những trường hợp chủ quan không đưa đến bệnh viện kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Hen phế quản (hen suyễn) gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu không được chữa trị đúng cách sẽ làm cho chức năng của phổi ngày càng kém, người bệnh thường phải thức giấc về đêm vì khó thở, ban ngày ho nhiều, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt, không làm được việc nặng, vận động khó khăn. Chưa kể những cơn hen cấp xuất hiện đột ngột có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên bạn cũng có thể phát hiện sớm cơn hen sắp đến qua những dấu hiệu nhất định để đề phòng và có những biện pháp xử trí kịp thời.

Bệnh hen và cơn hen

Nhiều bệnh nhân mắc hen phế quản còn chưa nhận thức đủ và đúng về căn bệnh nguy hiểm này, thường cho rằng khi nào có dấu hiệu của một cơn khó thở thì mới mắc hen phế quản; hay khi không có triệu chứng thì đã “khỏi bệnh”, nếu lại thấy khó thở là “bệnh mới tái phát lại”.

Bản chất hen phế quản là bệnh mạn tính. Nguyên nhân gây bệnh là do miễn dịch dị ứng, cơ thể phản ứng lại với các yếu tố dị nguyên làm cho đường hô hấp, trong đó có phế quản bị co thắt, tiết dịch, xuất tiết gây hẹp lòng phế quản, cản trở luồng khí ra, vào phổi làm cho bệnh nhân khó thở. Ở bệnh nhân mắc hen phế quản, đường thở luôn bị viêm mạn tính, các triệu chứng có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện phụ thuộc vào phản ứng của đường thở với các dị nguyên.

Có 4 triệu chứng chính thường gặp nhất khi mắc hen là ho, khò khè, khó thở và nặng ngực. Các triệu chứng này thường xảy ra về đêm, gần sáng, khi thời tiết thay đổi, khi gió mùa, mưa, khi người bệnh hít phải các chất gây dị ứng như bụi, khói, phấn hoa, mùi lạ, hoặc khi ăn phải các dị nguyên đường tiêu hóa như tôm, cua, cá…Từ trẻ em đến người già đều có thể mắc bệnh, nhưng thường là trẻ từ 2 tuổi trở lên. Trẻ dưới 2 tuổi ít mắc. Trẻ trên 12 tuổi và người lớn mắc hen phế quản thường mang bệnh suốt đời. Ở những giai đoạn bệnh được kiểm soát tốt, các triệu chứng sẽ không xuất hiện, khi hen không được kiểm soát và có xu hướng nặng lên thì các triệu chứng xuất hiện rầm rộ với các cơn hen được báo trước bởi các dấu hiệu nhất định.

Những triệu chứng điển hình của cơn hen cấp tính

Biểu hiện của một cơn hen cấp tính có thể bao gồm những triệu chứng sau:

-   Thở khò khè, thở gấp

-   Ho không ngừng, tức ngực

-   Co thắt cơ cổ, cơ ngực

-   Khó khăn khi nói chuyện

-   Cảm thấy lo lắng, hoảng loạn

-   Đổ mồ hôi

-   Mặt nhợt nhạt, môi tái xanh

Ho về đêm – dấu hiệu cảnh báo cơn hen cấp (ảnh P/H)

Tuy nhiên trước khi cơn hen phế quản xảy ra bạn hoàn toàn có thể nhận biết được sớm để đề phòng kịp thời cũng như đến gặp bác sĩ khi cần thiết. Những dấu hiệu cảnh báo cơn hen cấp sắp xảy ra:

-   Ho thường xuyên nhất là về khoảng giữa đêm, rạng sáng

-   Khó thở, hụt hơi

-   Khi tập thể dục cảm thấy mệt mỏi, không có sức lực để tập

-   Thường xuyên bị ho, khó thở, thở khò khè trong quá trình tập luyện

-   Tính khí thay đổi bất thường, hay cáu gắt, khó chịu

-   Xuất hiện các dấu hiệu cảm cúm hoặc dị ứng

-   Khó ngủ

Xử trí thế nào khi gặp cơn hen phế quản cấp

Những người mắc hen phế quản mạn tính hầu hết đều đã có những kinh nghiệm nhất định trong việc xử trí khi gặp cơn hen phế quản, tuy nhiên không phải kinh nghiệm nào cũng đúng, thậm chí có những biện pháp gây tác dụng ngược lại hoàn toàn không hề có lợi cho người bệnh hen phế quản.

Sau đây là một số biện pháp xử trí khi gặp cơn hen phế quản bạn cần nhớ:

-          Giữ bình tĩnh cho bệnh nhân

Bạn cần trấn an cho người đang lên cơn hen phế quản cũng như tự trấn an bản thân nếu bạn là người trực tiếp mắc cơn hen. Tình trạng hen sẽ trở nên nặng nề hơn trong trường hợp người bệnh lo lắng, mất bình tĩnh, hồi hộp.

-          Ngồi ở tư thế thoải mái nhất

Thay vì đứng hoặc nằm, người bệnh nên ngồi và giữ lưng thẳng, đây là tư thế giúp người bệnh dễ thở cũng như thoải mái hơn so với việc nằm trên giường hoặc đứng. Người bệnh nên ngồi hơi nghiêng về phía trước, dựa vào người khác hoặc ghế tựa. Ngoài ra một số người có thể ngồi ở tư thế “kiềng ba chân”, người hướng ra phía trước còn tay chống lên đầu gối để giảm áp lực cho cơ hoành.

-          Sử dụng thuốc giãn phế quản cho người bệnh

Thông thường người bệnh hen phế quản sẽ có sẵn ống hít giãn phế quản ở nhà, hãy giúp họ tìm ống hít để sử dụng trong cơn hen. Nếu người lên cơn hen phế quản cấp có những dấu hiệu sau đây thì ngoài việc dùng thuốc cắt cơn cần gọi cấp cứu ngay lập tức:

-  Các triệu chứng của hen phế quản xảy ra một cách dữ dội và nghiêm trọng

-  Khó thở, hơi thở ngắn đến mức hổn hển

-  Mặt mũi tím xanh, có thể tím tái cả ngón tay và môi

-  Người bệnh hoảng sợ, ít phản ứng hơn bình thường

-  Khó di chuyển, khó nói do hơi ngắn

Đề phòng các yếu tố nguy cơ làm khởi phát cơn hen

“Phòng hơn chữa”, nếu bắt gặp những yếu tố dị nguyên có thể gây khởi phát cơn hen phế quản như lông động vật, khói, bụi, phấn hoa… bạn nên loại bỏ chúng ngay lập tức hoặc cách ly người bệnh ra khỏi yếu tố nguy cơ. Ngoài ra một số người cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, do vậy trong trường hợp trởi trở lạnh hãy giữ ấm cho người bệnh, đóng kín cửa sổ và tăng nhiệt độ trong phòng có thể giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Kiểm soát tốt các bệnh dị ứng kèm theo như viêm xoang, viêm mũi dị ứng cũng có thể giúp hạn chế cơn hen tái phát. Theo PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TP HCM: “80% hen là bị viêm mũi dị ứng, khoảng 30% bệnh nhân viêm mũi dị ứng có hen. Vì vậy người bệnh cần phải điều trị cả hai vì viêm mũi dị ứng sẽ làm hen khó kiểm soát hơn, làm cho bệnh nhân nhập viện nhiều hơn và chất lượng cuộc sống xấu đi nhiều.

Hen và viêm mũi dị ứng sẽ được các bác sĩ điều trị cùng một lúc. Đối với viêm mũi dị ứng thì phải giữ môi trường sạch, rửa mũi 2 lần trong ngày, giữ nhà cửa sạch sẽ, tránh các yếu tố kích thích. Việc điều trị viêm mũi dị ứng và hen được phân ra nhiều bậc và bác sĩ sẽ phân bậc để điều trị cho từng bệnh nhân cụ thể.”

Ngoài xử trí các cơn hen cấp bằng các thuốc giãn phế quản, người bệnh  cần sử dụng các thuốc dự phòng hen phế quản, kiểm soát tình trạng viêm mạn tính của đường thở để hạn chế lên cơn khó thở khi tiếp xúc với dị nguyên. Hiện nay bên cạnh các thuốc dự phòng hen phế quản như thuốc corticosteroid dạng hít, thuốc giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài, thuốc hen có nguồn gốc thảo dược đang được người sử dụng tin dùng vì chất lượng cũng như sự an toàn cao so với các phương pháp khác.

Thuốc hen thảo dược cũng đã được Bộ Y tế công nhận tác dụng trong điều trị dự phòng hen phế quản nhờ tác dụng điều hòa – phục hồi – nâng cao ba tạng Tỳ - Phế - Thận giúp tăng miễn dịch, phục hồi chức năng phế quản, ngăn chặn cơn hen phế quản tái phát, tác dụng hoàn toàn tương đương thuốc dự phòng Tây y. Khi điều trị dự phòng người bệnh cần lưu ý điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dừng thuốc, bỏ thuốc khi chưa có chỉ định.

Theo PGS Lan giải đáp thêm: “Có thể người bệnh bị suyễn theo mùa. Có hai cách điều trị hoặc là điều trị dự phòng trước mùa và kéo dài suốt mùa bị suyễn, chấm dứt điều trị sau khi hết mùa bạn bị ho một tháng. Cách thứ hai, tốt hơn là bạn nên điều trị dự phòng ngừa cơn liên tục. Cách điều trị này giúp bạn tránh những cơn kịch phát, nếu điều trị dài lâu bác sĩ sẽ giảm lượng thuốc.”

Tham khảo thêm tư vấn bệnh hen suyễn qua hotline (miễn phí): 1800 545435

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.

Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT của Cục Quản lý Dược.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG


pv
Ý kiến của bạn