Hà Nội

Đừng để cận thị tiến triển là rào cản phát triển của trẻ

27-09-2024 11:40 | Y học 360
google news

Tình trạng cận thị đối với trẻ em đang ở mức báo động. Phụ huynh cần phải làm gì?

Cận thị - Vấn đề nhức nhối ở xã hội hiện đại

Trước đây, nhiều người vẫn coi cận thị là một vấn đề thị lực đơn giản, và giải pháp thường thấy là đeo kính để điều chỉnh mắt về chính thị. Tuy nhiên, điều này không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay, khi trẻ em đang tiếp xúc với thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, và tivi từ rất sớm. Theo thời gian, tình trạng cận thị ở trẻ đang gia tăng và xuất hiện ở độ tuổi ngày càng nhỏ hơn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng đến năm 2050, gần 50% dân số thế giới sẽ bị cận thị. Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em mắc cận thị đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt ở các thành phố lớn. Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, khoảng 30-40% trẻ em tại thành thị có dấu hiệu cận thị.

Thạc sĩ – Bác sĩ Phạm Huyền Khanh, CEO của Phòng khám Mắt Tuệ Anh, đã chia sẻ tại Hội thảo "Sức khỏe học đường - Nền tảng phát triển của trẻ" trong khuôn khổ Triển lãm VietEdu 2024 ngày 26/9/2024:

"Cận thị là một trong 3 căn bệnh học đường (cận thị, cong vẹo cột sống, bệnh về răng miệng) phổ biến nhất hiện nay. Cách đây 10-15 năm, cận thị vẫn được coi là một vấn đề nhỏ, dễ giải quyết với một cặp kính cận. Nhưng giờ đây, với sự phát triển của công nghệ, tỷ lệ trẻ mắc cận thị sớm tăng đáng kể. Nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả, cận thị có thể trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với các em khi trưởng thành."

Đừng để cận thị tiến triển là rào cản phát triển của trẻ- Ảnh 1.

Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Huyền Khanh, CEO của Phòng khám Mắt Tuệ Anh, chia sẻ tại Hội thảo "Sức khỏe học đường - Nền tảng phát triển của trẻ" trong khuôn khổ Triển lãm VietEdu 2024

Cận thị tiến triển có thể gây mất thị lực ở trẻ khi trưởng thành

Tật cận thị, đặc biệt là cận thị tiến triển, có thể phát triển rất nhanh ở trẻ em. Bác sĩ Khanh nhấn mạnh: "Theo mô hình dự báo của Viện thị Giác Brien Holden, một trẻ bị cận thị từ 7 tuổi với -1.00 di-ốp, bé có khả năng tiến triển lên tới -6.00D hoặc cao hơn vào năm 16 tuổi. Với độ cận như vậy, trẻ có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm gây mất thị lực như tân mạch cận thị, bong rách võng mạc, thoái hóa hoàng điểm, glocom cao gấp 20 - 40 lần so với trẻ bình thường."

Những biến chứng này không chỉ làm suy giảm chất lượng cuộc sống của trẻ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập và phát triển của trẻ trong tương lai. Vì vậy, việc kiểm soát cận thị từ sớm là vô cùng quan trọng.

Xu hướng điều trị cận thị hiện nay: Phòng ngừa và Kiểm soát tiến triển

Trước tình trạng cận thị tiến triển ngày càng gia tăng, xu hướng điều trị hiện nay đã chuyển từ việc chỉ điều chỉnh thị lực bằng kính đơn thuần sang tập trung vào phòng ngừa và kiểm soát quá trình tiến triển của cận thị.

Bác sĩ Khanh cho biết: "Tại Hệ thống Mắt Tuệ Anh, chúng tôi không chỉ điều trị cận thị, giúp trẻ nhìn rõ mà còn tập trung vào việc làm chậm quá trình tiến triển của cận thị. Điều này giúp giảm nguy cơ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng khi trẻ trưởng thành, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

Đừng để cận thị tiến triển là rào cản phát triển của trẻ- Ảnh 2.

Hệ thống Mắt Tuệ Anh là đơn vị tiên phong, đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất để kiểm soát tiến triển cận thị cho trẻ em tại miền Bắc.

Việc kiểm soát cận thị không chỉ giúp trẻ có khả năng nhìn rõ, mà còn giúp bảo vệ mắt trước các nguy cơ biến chứng trong tương lai. Các phương pháp điều trị cận thị tiến triển hiện nay không chỉ giới hạn ở kính gọng thông thường mà đã mở rộng ra nhiều giải pháp khác nhau:

Đeo kính gọng kết hợp với nhỏ Atropine nồng độ thấp

Một phương pháp phổ biến để kiểm soát tiến triển cận thị là kết hợp đeo kính gọng và nhỏ Atropine nồng độ thấp. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng Atropine nồng độ thấp (0.01% - 0.05%) có thể giảm tốc độ tăng độ cận ở trẻ.

Phương pháp nắn chỉnh giác mạc bằng kính áp tròng ban đêm (Ortho-K)

Kính Ortho-K là loại kính áp tròng cứng đeo qua đêm, giúp chỉnh hình giác mạc vào ban đêm. Sáng ra trẻ sẽ tháo kính và không cần đeo kính cận vào ban ngày. Phương pháp này đã được FDA Hoa Kỳ phê duyệt sử dụng rộng rãi tại 56 quốc gia từ năm 2002 và đã chứng minh tính hiệu quả trong kiểm soát tiến triển cận thị

Tròng kính đa tròng thiết kế đặc biệt – Công nghệ tiên tiến kiểm soát cận thị

Gần đây, rất nhiều nghiên cứu về sử dụng tròng kính đa tròng được thiết kế đặc biệt để kiểm soát tiến triển cận thị đã được công bố và cho thấy hiệu quả rất khả quan. Một trong số đó là tròng kính đa tròng Stellest, sử dụng công nghệ H.A.L.T. gồm 11 vòng với 1021 vi thấu kính phi cầu đặt sát nhau xung quanh vùng trung tâm giúp điều chỉnh thị lực và làm chậm quá trình phát triển của cận thị. Theo các nghiên cứu, trẻ đeo kính Stellest có thể giảm tới 67% tốc độ tiến triển của cận thị so với việc chỉ đeo kính gọng thông thường.

Các phương pháp kiểm soát cận thị như kính Stellest, Ortho-K và nhỏ Atropine nồng độ thấp đang mở ra những cơ hội mới trong việc bảo vệ thị lực cho trẻ em. Phụ huynh cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đưa trẻ đi khám mắt định kỳ mỗi 6 tháng và lựa chọn những giải pháp kiểm soát cận thị phù hợp để đảm bảo con mình phát triển khỏe mạnh, không bị cận thị cản bước phát triển của con em mình.

—--

Thông tin liên hệ với Hệ thống Mắt Tuệ Anh

Website: https://tueanh.vn/

Hotline: 093.110.8663

Địa chỉ:

+ Cơ sở 1: 104 Phố Huế, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

+ Cơ sở 2: 15 Phạm Tu (Đại lộ Chu Văn An), The Manor Central Park, Q. Hoàng Mai, Hà Nội

Anh Thơ


Ý kiến của bạn