Đừng để "bốc hỏa" làm bạn cô đơn trong chính gia đình mình!

21-06-2021 11:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Độ tuổi tiền mãn kinh cũng là thời điểm mà những cơn bốc hỏa bắt đầu xuất hiện và gây khó chịu cho phụ nữ. Bên cạnh đó, sự thay đổi về cảm xúc, suy nghĩ cũng khiến người bệnh cảm thấy ngày càng cô đơn.

Bốc hỏa và những thay đổi cảm xúc thất thường

Triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn tiền mãn kinh chính là những cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm. Có tới khoảng ¾ phụ nữ tiền mãn kinh gặp phải tình trạng này.

Bốc hỏa là cảm giác nóng dữ dội mà không phải là từ môi trường bên ngoài. Tình trạng này có thể xuất hiện đột ngột khiến bạn bị ngứa ngáy, tim đập nhanh, nóng và đỏ bừng mặt kèm theo đổ mồ hôi ở một phần trên cơ thể, đặc biệt là từ phần ngực lan dần lên mặt và đỉnh đầu. Thời gian kéo dài của hiện tượng bốc hỏa khác nhau ở mỗi người và cũng phụ thuộc vào bạn đang ở giai đoạn nào của tiền mãn kinh.

Bốc hỏa là triệu chứng thường gặp ở chị em phụ nữ (ảnh minh hoạ)

Bên cạnh hiện tượng “bốc hỏa”, sự thay đổi nội tiết tố cũng khiến cho cảm xúc thay đổi thất thường. Những cảm xúc tiêu cực có thể xuất hiện làm người bệnh dễ cáu gắt, buồn bã, thiếu động lực, hoang mang, dễ lo lắng, hiếu thắng, khó tập trung, mệt mỏi, căng thẳng,... Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái trầm cảm, tách biệt với gia đình và xã hội.

Nguyên nhân gây bốc hoả

Vào thời kỳ tiền mãn kinh sự suy giảm mạnh hormon estrogen là nguyên nhân chính gây ra tình trạng bốc hỏa. Nhưng tình trạng bốc hỏa cũng có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau do một số nguyên nhân như:

Lạm dụng thuốc

Bốc hỏa có thể xuất hiện khi chị em sử dụng một số thuốc điều trị trầm cảm, giảm đau opioid,... Bên cạnh đó, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có thể gây rối loạn nội tiết tố, dẫn tới tình trạng bốc hỏa.

Bốc hỏa có thể xuất hiện khi chị em dùng một số thuốc (Ảnh minh hoạ)

Áp lực tâm lý

Thường xuyên trong trạng thái lo lắng, bồn chồn và stress cũng có thể khiến bốc hỏa xuất hiện ở nhiều chị em phụ nữ

Chế độ ăn uống

Ăn nhiều đồ cay nóng, bia rượu, cà phê, đồ chiên rán,... cũng có thể gây ra cảm giác nóng bức, khó chịu ở nhiều chị em phụ nữ.

Thừa cân, béo phì

Những người thừa cân béo phì thường dễ bị bốc hỏa hơn so với phụ nữ bình thường. Do vậy, kiểm soát tốt cân nặng cũng là biện pháp để hạn chế “bốc hỏa” xuất hiện.

4 biện pháp giúp cải thiện tình trạng bốc hỏa

Bốc hỏa khiến chị em bực bội, khó chịu và sinh ra nhiều khoảng cách với người thân trong gia đình. Đừng lo lắng, 4 biện pháp sau đây để cải thiện phần nào tình trạng bốc hỏa mà bạn đang gặp phải:

Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày

Duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp bạn giảm bớt nguy cơ xuất hiện cũng như mức độ nghiêm trọng của những cơn bốc hỏa. Bạn nên duy trì những thói quen sau:

- Kiểm soát khẩu phần ăn mỗi bữa, không nên ăn quá nhiều hoặc quá ít.

- Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ các nhóm tinh bột, chất béo, đạm, chất xơ và vitamin.

- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao: Tập luyện tối thiểu 150 phút mỗi tuần sẽ giúp tạo ra nhiều năng lượng tích cực, xua tan những mệt mỏi, khó chịu.

- Không hút thuốc lá và tránh xa khu vực có khói thuốc.

- Hạn chế sử dụng rượu, bia, chất kích thích như cafein.

- Uống nhiều nước, tối thiểu 1,5-2l nước mỗi ngày.

Duy trì những thói quen sinh hoạt tốt sẽ giúp hạ hỏa hiệu quả (Ảnh minh hoạ)

Biện pháp trị liệu thay thế

Nhiều người sử dụng những biện pháp trị liệu thay thế để cải thiện tình trạng bốc hỏa. Một trong những phương pháp được đánh giá khá hiệu quả là châm cứu. Nghiên cứu thực hiện năm 2016 trên 209 phụ nữ tiền mãn kinh đã cho thấy việc châm cứu giúp giảm đáng kể triệu chứng, trong đó có bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm. Tuy nhiên, biện pháp này có một nhược điểm lớn đó là hiệu quả của biện pháp trị liệu phụ thuộc nhiều vào tay nghề của lương y điều trị.

Ngoài châm cứu, các biện pháp khác như thiền, yoga,... cũng giúp hạ hỏa và làm phụ nữ trở nên bình tĩnh hơn khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.

Sử dụng thảo dược tự nhiên

Từ xa xưa, y học cổ truyền đã sử dụng các loại thảo dược để giảm bớt tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ. Một số loại thảo dược đến ngày nay vẫn được dùng phổ biến như: Thiên ma, dầu hoa anh thảo, đặc biệt là đậu nành. Trong đậu nành có chứa một lượng lớn isoflavone (tiền chất của estrogen thực vật) đem lại hiệu quả giúp cân bằng lại nội tiết tố trong cơ thể. Sử dụng đậu nành giúp hỗ trợ giảm đáng kể tình trạng bốc hỏa do rối loạn nội tiết tố.


Isoflavone giúp lấy lại cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ tiền mãn kinh

Áp dụng những biện pháp trên đây sẽ giúp chị em phần nào giảm bớt được những khó chịu mà bốc hỏa gây ra. Tiền mãn kinh là giai đoạn mà hầu như người phụ nữ nào cũng phải trải qua. Đừng để bốc hỏa, thay đổi cảm xúc giai đoạn này trở thành vách ngăn giữa bạn và người thân nhé!

Doppelherz Meno - Giải pháp hữu ích cho tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ

Doppelherz Meno là sản phẩm giúp hỗ trợ giảm bớt những rối loạn, khó chịu thời kỳ tiền mãn kinh ở nữ giới như: Bốc hỏa, đau đầu, mất ngủ, thay đổi tâm sinh lý,...

Doppelherz Meno là một trong những sản phẩm nổi bật của thương hiệu Doppelherz với hơn 100 năm xuất hiện trên thị trường, thuộc tập đoàn Queisser Pharma (CHLB Đức). Đây cũng là sản phẩm chăm sóc sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh bán chạy số 1 tại Đức ((Theo thống kê của Nielsen tại CHLB Đức).

Doppelherz Meno - Giải pháp hàng đầu cho phụ nữ tiền mãn kinh.

Được phân phối chính tại hơn 70 quốc gia trên thế giới, Doppelherz Meno được người dùng tin tưởng sử dụng với hàng loạt các ưu điểm như:

- Bổ sung nội tiết tố có nguồn gốc thực vật Isoflavone có tác dụng tương tự estrogen nội sinh. Từ đó, giúp lấy lại cân bằng nội tiết tố trong cơ thể mà lại rất an toàn.

- Hàm lượng Isoflavone được tối ưu giúp hỗ trợ phụ nữ giảm các triệu chứng như: Bốc hỏa, mất ngủ, nám sạm, giảm ham muốn,...

- Dự phòng loãng xương ở phụ nữ do bổ sung Canxi và Vitamin D3.

- Cấp ẩm kịp thời cho da nhờ thành phần acid hyaluronic, phần nào chống lại sự lão hóa của cơ thể.

Đối tượng sử dụng

- Dùng cho phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh và sau mãn kinh;

- Dành cho phụ nữ lão hóa sớm.

Cách dùng

- Uống 1 viên/ngày, uống sau bữa ăn.

- Không được nhai.

Lưu ý khi sử dụng

- Thực phẩm này không được sử dụng thay cho bữa ăn chính.

- Không phù hợp cho trẻ em và thanh thiếu niên.

- Không sử dụng vượt quá liều khuyến cáo.

- Do thiếu dữ liệu nghiên cứu, phụ nữ được chẩn đoán có khối u phụ thuộc estrogen không nên sử dụng sản phẩm.

Quy cách đóng gói

Hộp 30 viên nén (3 vỉ x 10 viên).

GPQC số: 3111/2020/ATTP-XNQC

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

PV


Ý kiến của bạn