Chúng ta hay phù ở bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, chân và cánh tay.
Tại sao cơ thể bị phù?
Phù là tình trạng sưng do lượng dịch bên trong cơ thể bị dư thừa và mắc kẹt giữa các mô. Lượng dịch này do các mao mạch bị tổn thương, gây rò rỉ và giải phóng dịch ra các mô xung quanh, tăng áp lực bên trong hoặc từ các mức giảm của các albumin huyết thanh - một loại protein trong máu.
Khi cơ quan cơ thể đang bị rò rỉ mao mạch, thận bắt đầu giữ lại nhiều natri và nước như vậy sẽ làm tăng lượng nước lưu thông trong cơ thể, các dịch từ rò rỉ mao mạch vào các mô xung quanh, gây ra các mô bị sưng lên.
Phù gồm có hai dạng là phù mềm và phù cứng. Phù cứng xảy ra thường là bệnh liên quan đến tuyến giáp. Còn phù mềm hay còn gọi là phù dịch, nó xuất phát từ hiện tượng dịch từ trong lòng mạch thoát ra ngoài khoảng bào, bạn dùng tay ấn vào da trên nền cứng khi rút tay ra thì thấy chỗ dấu tay ấn bị lõm xuống.
Phù có những biểu hiện gì?
Phát hiện phù không khó. Tuy nhiên tùy từng nguyên nhân và vị trí bị phù, cơ thể sẽ có biểu hiện phù khác nhau. Đó là:
- Da căng, sưng và chỗ phù có màu sáng hơn.
- Ấn nhẹ vào da thấy lõm và phải mất vài giây mới quay về trạng thái bình thường.
- Sưng bọng mắt, làm mắt các nếp nhăn vốn có.
- Hay bị đau đầu.
- Rối loạn thị giác.
- Các dấu hiệu kèm theo như lượng nước tiểu ít đi, gan to, cổ trướng, khó thở...
- Phù giữ nước nên cân nặng có thể tăng hằng ngày từ 1 đến 2 kg.
Bệnh lý và các yếu tố có thể gây phù
Bệnh thận: Thận bị tổn thương làm cho các mạch máu nhỏ trong thận có bộ lọc chất thải và nước dư thừa từ máu có thể dẫn đến hội chứng thận hư. Chứng thận hư là mức thấp của protein trong máu, có thể dẫn đến sự tích tụ dịch và phù nề.
Khi bị bệnh thận, thận có thể không loại bỏ đủ chất lỏng và natri trong máu. Nước dư thừa và natri tăng áp lực trong mạch máu gây phù. Phù liên quan đến bệnh thận thường xảy ra ở chân và xung quanh mắt.
Xơ gan: Bệnh cản trở chức năng gan, những thay đổi về hormon và hóa chất điều tiết chất dịch trong cơ thể cũng như làm tăng áp suất trong mạch máu lớn, các chất điều chỉnh chất lỏng và giảm sản xuất protein. Điều này làm cho chất lỏng rò rỉ ra khỏi các mạch máu vào các mô xung quanh. Xơ gan cũng làm tăng áp lực trong tĩnh mạch đưa máu từ ruột, lách và tuyến tụy đến gan, gây ra phù từ khoang bụng đến chân.
Suy các tĩnh mạch ở chân: Đó là trạng các tĩnh mạch và van trong các tĩnh mạch ở chân bị suy yếu hoặc bị hư hỏng và không thể bơm đủ máu trở lại tim. Máu còn lại tăng áp lực trong các tĩnh mạch, gây phù.
Phù do thiếu vitamin B1: Biểu hiện phù hai chân, ấn lõm, chân thấy tê bì như kiến bò, hay bị chuột rút, phản xạ gân gối mất. Thường do ăn uống thiếu chất lâu dài. Điều trị bằng vitamin B1 phù mất đi rõ rệt.
Phù do thai nghén: Do dùng thuốc gặp ở người có thai, có hoặc không có protein niệu. Những người phải dùng một số thuốc như giãn mạch, chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc tiểu đường, chữa bệnh thận, ung thư…có thể làm tăng nguy cơ phù nề.
Suy dinh dưỡng: Phù toàn thân hoặc hai chi dưới, phù trắng, mềm, ấn lõm, mức độ phù buổi sáng và chiều như nhau đó là biểu hiện thường thấy ở người suy dinh dưỡng. Ở những người mắc bệnh mạn tính, bệnh hiểm nghèo như: rối loạn tiêu hóa, lao, ung thư, bệnh nhân bị liệt, khó vận động… cũng dễ bị phù.
Lời khuyên của bác sĩ
Nếu không chữa trị, tình trạng phù có thể khiến người bệnh mệt mỏi, khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Những việc cần thực hiện ngay là:
- Khi thấy bị phù phải đến cơ sở y tế để khám, làm các xét nghiệm, chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị theo từng nguyên nhân.
- Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Giảm lượng muối trong các bữa ăn hàng ngày.
- Lựa chọn các loại thực phẩm như bí đỏ, cải bó xôi, cà chua cho bữa ăn hằng ngày.
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Tránh tắm nước nóng, tắm nước nóng bồn tắm nóng, xong hơi, sauna.
- Khi thấy chân đau sưng điều trị thời gian dài không khỏi, thở nhanh, thở ngắn, khó thở, đau tức vùng ngực, mệt mỏi kéo dài thì đến gặp ngay bác sĩ.
Xem thêm video được quan tâm:
Video hướng dẫn Vũ điệu 2K+