Khuyến cáo trên nhãn của bất kỳ loại mỹ phẩm nào: Các sản phẩm mỹ phẩm đã mở không nên được giữ quá 6 đến 12 tháng, đó là "giới hạn sử dụng tối ưu" (PAO hoặc khoảng thời gian sau khi mở). Sau ngày này, các hợp chất hóa học có thể thay đổi, nguy cơ dị ứng tăng lên và hiệu quả của sản phẩm giảm.
Octocrylene, một bộ lọc chống nắng thường được sử dụng trong kem chống nắng và các sản phẩm chống lão hóa khác, phân hủy theo thời gian trong lọ thành chất gây rối loạn nội tiết gọi là benzophenone. Chất này đã được Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư của WHO phân loại là “có thể gây ung thư cho con người (nhóm 2B)”.
Các lọ kem cũ chứa thành phần có thể gây ung thư.
Các nhà nghiên cứu phối hợp với các đồng nghiệp Mỹ, đã phân tích khoảng 15 sản phẩm mỹ phẩm được mua ở Pháp và Hoa Kỳ. Họ làm cho các sản phẩm này trở nên cũ nhanh hơn, tương đương với một năm ở nhiệt độ phòng theo các điều kiện bảo quản thực tế của một sản phẩm trong phòng tắm thông thường. Kết quả: Tất cả đều chứa benzophenone. Nồng độ này ít khi bắt đầu thử nghiệm, nhưng tăng lên nhanh chóng khi sản phẩm cũ dần đi. Đó là điều khiến giới khoa học lo lắng. Theo giáo sư Lebaron, đồng tác giả của nghiên cứu: “Việc tăng lượng benzophenone vượt quá 100% và thậm chí lên tới 200% đã được quan sát thấy”. Đây là lần đầu tiên sự phân hủy octocrylene thành benzophenone này được đưa ra chứng minh.
Octocrylene và benzophenone dễ dàng hấp thụ qua da. Các nhà sản xuất hạn chế sử dụng nó chỉ với nồng độ được cho phép bởi các quy định khác nhau có hiệu lực trong ngành mỹ phẩm. Nhưng dựa trên những kết quả này cho thấy sự hiện diện của các chất này ngày càng nhiều qua thời gian, vậy nên việc cẩn thận với những lọ kem cũ là rất quan trọng. Không nên sử dụng một tuýp kem chống nắng từ mùa hè năm ngoái, chỉ vì còn một ít trong đó. Để tránh thành phần có thể gây hại này trong lần mua hàng tiếp theo, nên tìm hiểu các từ oxybenzone, octocrylene hoặc benzophenone (trong thành phần kem).