Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ nhịp tim bất thường
Uống một lượng lớn rượu tại một thời điểm có thể gây ra tim đập nhanh, thường được gọi là "hội chứng kỳ nghỉ trái tim." Nhưng tTheo một nghiên cứu năm 2016 trên tạp chí Tim mạch Mỹ thì đối với những người không uống thường xuyên thì ngay cả một lượng nhỏ rượu có thể làm tăng nguy cơ nhịp tim bất thường.
PGS.BS.Regina Druz, Khoa Tim mạch tại Đại học Hofstra và Trưởng Khoa Tim mạch tại Bệnh viện St. John Episcopal ở thành phố New York, Mỹ cho biết "Rượu thường làm giảm huyết áp, do đó tim phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ máu cho cơ thể”. Các chuyên gia cũng nói rằng rượu có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh tự động hoặc làm hỏng tín hiệu tế bào, giúp giữ cho nhịp tim ổn định.
Caffeine gây ra hiện tượng nhịp tim bất thường và tăng huyết áp
Đồ uống có chứa caffeine được biết đến từ lâu là gây ra hiện tượng nhịp tim bất thường và tăng huyết áp.
Theo BS.Laxmi Mehta, Giám đốc Chương trình Sức khỏe tim mạch của phụ nữ tại Trung tâm Y tế Đại học Wexner bang Ohio, Mỹ thì chất kích thích caffeine có trong một số loại thuốc cũng có thể gây ra biểu hiện này.
Đối với những người nhạy cảm với caffein, họ có thể bị rối loạn nhịp tim mà không hiểu vì sao khi sử dụng bất kỳ đồ uống nào có chứa chất này, dù lượng nhiều hay ít.
Stress ảnh hưởng nhiều đến nhịp tim
BS. Mehta cho biết, căng thẳng ảnh hưởng nhiều đến nhịp tim, ngay cả đối với những người có tinh thần mạnh mẽ. Cảm thấy trái tim rung động khi bạn đang lo lắng là một dấu hiệu của cơ chế chiến đấu của cơ thể trước một sự việc khó khăn mà bản thân phải đối diện. Những lúc thế này, bạn có thể tự đưa nhịp tim trở lại bình thường bằng cách lấy lại bình tĩnh hoặc thực hiện bài tập thư giãn sâu.
Một sự kiện căng thẳng hoặc ngạc nhiên rất đột ngột, như cái chết của một người thân yêu, cũng có thể kích hoạt hội chứng đau tim. Tình trạng này có thể cảm thấy giống như một cơn đau tim, nhưng các triệu chứng thường hết trong vòng một vài tuần mà không có tổn hại lâu dài.
Trào ngược axit gây ra hiện tượng đánh trống ngực
PGS.BS.Regina Druz cho rằng hầu hết người mắc bệnh trào ngược axit đều xuất hiện hiện tượng đánh trống ngực do vị trí của thực quản có thể gây kích ứng bao ngoài của trái tim. Nếu đánh trống ngực xảy ra sau khi ăn hoặc khi đi ngủ hay đi kèm với chứng ợ nóng thì đây có thể là biểu hiện do trào ngược axit.
Mất nước gây ra hiện tượng tim đập nhanh
Mất nước có thể gây ra huyết áp thấp và sự mất cân bằng điện giải, ép buộc trái tim làm việc nhiều hơn dẫn đến tim đập nhanh. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân dễ khắc phục vì chỉ cần bù đủ nước cho cơ thể là nhịp đập trái tim sẽ trở lại bình thường.
Thuốc và thực phẩm chức năng có thể ảnh hưởng tới nhịp tim
BS.Laxmi Mehta cho biết, những người đang dùng thuốc giảm cân hoặc trầm cảm, chắc chắn có thể nhận thấy tim đập nhanh như một hiệu ứng phụ". Hơn nữa, một số người hút thuốc thậm chí có thể nhận thấy rằng nicotine, cũng là một chất kích thích, có một ảnh hưởng đến nhịp tim của họ.
Ngoài ra, các loại thuốc đã được chứng minh gây ra những bất thường tim nghiêm trọng hơn. Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên BMJ thấy rằng sử dụng thường xuyên các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) -một loại phổ biến của thuốc giảm đau bao gồm ibuprofen và aspirin có thể làm tăng nguy cơ bị rung tâm nhĩ, liên quan đến cục máu đông và đột quỵ.
Một bữa ăn thịnh soạn có thể khiến tim đập nhanh hơn
Sau khi ăn một bữa ăn thịnh soạn, nhiều chất béo có thể gây ra các triệu chứng tim tạm thời như tim đập nhanh hay cảm giác như bỏ qua một nhịp. PGS. BS. Druz giải thích rằng khi bạn đưa vào dạ dày một lượng lớn thức ăn, cơ thể cần vội vàng đưa máu đến dạ dày và chi tiêu năng lượng để tiêu hóa.
Trong bất kỳ tình huống nào, khi tim đập nhanh không thường xuyên thì không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu bạn nhận thấy tim đập nhanh ngày càng trở nên thường xuyên, hoặc kèm theo các triệu chứng khác như đau ngực hoặc chóng mặt thì cần đi khám tại bệnh viện vì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó nghiêm trọng hơn.