Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũngđã đưa ra lờicảnh báo, sử dụng bisphosphonates trong thời gian dài có thể gặp một số nguy cơ xấu cần thận trọng...
Trong xương có 2 loại tế bào chính, đó là: tạo cốt bào (tế bào tạo ra xương) và hủy cốt bào (tế bào gây tiêu xương). Bisphosphonates chính là loại thuốc khắc phục nhược điểm gây tiêu xương bằng cách gắn chặt canxi trên bề mặt của xương và ức chế sự phát triển của hủy cốt bào. Vì thế, loại thuốc này thường được người bệnh lựa chọn sau quá trình phẫu thuật tiêu xương răng hay ghép xương răng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới hiện nay có khoảng 70 triệu người bị loãng xương và cẩn bổ sung thuốc hỗ trợ. Trong đó, với trường hợp bị tiêu xương răng hay ghép xương răng cũng được chỉ định dùng loại thuốc này. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng phù hợp để sử dụng. Dưới đây là một số thông tin bạn cần đặc biệt lưu ý trước khi sử dụng thuốc
Những nguy cơ về tác dụng phụ
Các vấn đề lớn nhất với bisphosphonates đường uống (actonel, boniva, fosamax...) là buồn nôn, đau bụng và ợ nóng. Để giảm bớt các tác dụng phụ này, bạn cần uống thuốc với một ly nước đầy (không nên dùng sữa) khi bụng đói và giữ thẳng người trong 30 đến 60 phút để tránh thuốc chảy ngược vào thực quản.
Hạ canxi máu cũng có thể xảy ra. Hạ canxi máu gây co giật, co thắt và chuột rút, tê hoặc ngứa ran ở bàn chân. Nếu hạ canxi máu không được điều trị có thể dẫn đến trầm cảm, khô da, ngứa.
Đau xương gia tăng có thể xảy ra trong một thời gian ngắn khi bạn bắt đầu dùng bisphosphonates.
Các dạng bisphosphonates dùng đường truyền có thể gây ra các triệu chứng giống như bệnh cúm nhẹ từ 24 đến 72 giờ.
Các tác dụng lâu dài có thể có của bisphosphonates bao gồm gãy xương đùi không điển hình, thoái hóa xương hàm (ONJ), rung tâm nhĩ, tổn thương thận và ung thư thực quản.
Gãy xương đùi không điển hình rất hiếm, nhưng có thể xảy ra ở hông hoặc cổ xương đùi và thường xảy ra ở những bệnh nhân sử dụng bisphosphonate từ 7 năm trở lên. Theo báo cáo của Trường đại học Y Harvard, đã có một số trường hợp gãy xương đùi ở người dùng fosamax dài hạn. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng cụ thể để đưa ra kết luận.
Thoái hóa xương hàm (ONJ) là tình trạng xương trong hàm bị lộ ra và bắt đầu suy yếu do thiếu máu. Người dùng bisphosphonate đường uống hiếm khi gặp ONJ. Theo ước tính tỷ lệ là 1/10.000 đến 100.000 bệnh nhân sử dụng bisphosphonate bị ONJ. Nhưng nghiên cứu cho thấy nguy cơ ONJ ở bệnh nhân ung thư được điều trị bằng bisphosphonates tiêm tĩnh mạch liều cao là cao hơn, trong khoảng 1-10/100 bệnh nhân (tùy thuộc vào thời gian điều trị).
Rung tâm nhĩ là một loại vấn đề nhịp tim phổ biến có thể liên quan đến bisphosphonates. Dữ liệu được tổng hợp từ các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát và các nghiên cứu quan sát của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ cho thấy có nguy cơ rung tâm nhĩ từ bisphosphonates.
Bạn có thể cũng cần kiểm tra chức năng của thận trước và sau khi bắt đầu uống thuốc và nên thông báo cho bác sĩ nếu lượng nước tiểu giảm. Tổn thương thận là hiếm nhưng có thể xảy ra. Để hạn chế tác dụng phụ này, khi uống thuốc nên uống nhiều nước.
Cần thận trọng khi dùng thuốc trị loãng xương.
Nguy cơ về tương tác thuốc
Kết hợp bisphosphonate đường uống và thuốc ức chế canxi hoặc axit có thể cản trở sự hấp thụ của bisphosphonate. Do đó, không nên bổ sung canxi trong khi sử dụng bisphosphonates. Người bệnh cũng nên thận trọng với bisphosphonate và thuốc giảm đau không kê đơn vì sự kết hợp này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
Một vài lưu ý
Đối với những người có nguy cơ mất xương cao hơn, cần cung cấp cho cơ thể bạn các chất dinh dưỡng tạo xương như vitamin K và vitamin D. Liều vitamin D thích hợp đã được chứng minh là giảm gãy xương hiệu quả như điều trị bằng thuốc.
Tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa mất xương. Đi bộ hoặc đăng ký một lớp yoga... là một số cách để xây dựng sức khỏe cơ bắp và xương.
Bệnh nhân có thể dùng bisphosphonates trong 3 - 5 năm. Nên cân nhắc việc ngừng thuốc sau 5 năm vì có nghiên cứu cho thấy thuốc giảm hiệu quả sau 5 năm. Bisphosphonates được sử dụng để giảm nguy cơ gãy xương nhưng hãy nhớ rằng, chúng không loại trừ tất cả nguy cơ gãy xương. Nếu một bệnh nhân bị gãy xương trong khi điều trị, bác sĩ sẽ đánh giá tình hình và cân nhắc các bước điều trị tiếp theo.