Hà Nội

Dùng băng vệ sinh phát hiện sông ô nhiễm

01-04-2015 20:00 | Quốc tế
google news

Các nhà khoa học đang sử dụng tampon (băng vệ sinh hình que) phát sáng trong bóng tối để phát hiện chất thải trên các con sông ở Anh.

Hầu hết băng vệ sinh hình que (tampon) đều được làm từ cotton tự nhiên và dễ dàng hấp thụ một số loại hóa chất làm sáng quang học (optical brightener). Những hóa chất này sẽ hiển thị dưới ánh sáng tia cực tím.

Các nhà khoa học tại Đại học Sheffield, Anh nhận thấy khi tampon ngâm trong nguồn nước ô nhiễm, chúng cũng sẽ phát sáng dưới tia cực tím. Tampon có đặc tính nhạy cảm đến mức chỉ cần ngâm 5 giây trong dung dịch với nồng độ 0,01 ml chất tẩy rửa/lít, chất làm sáng quang học đã có thể được nhận diện ngay lập tức và vẫn được thấy rõ trong khoảng 30 ngày.

Băng vệ sinh phát sáng hình que có thể sử dụng để phát hiện chất thải trong các con sông với chi phí rẻ và hiệu quả. Ảnh: iStock

Theo nhóm nghiên cứu, đây có thể là giải pháp phát hiện nguồn nước ô nhiễm, vốn được thải trực tiếp ra sông thay vì qua nhà máy xử lý, với chi phí rẻ và hiệu quả. "Phương pháp mới của chúng tôi có thể khác thường, nhưng nó rẻ và có tác dụng", người đứng đầu nghiên cứu David Lerner nói.

IB Times hôm qua cho hay, công nghệ này đã được thử nghiệm trong ba ngày ở 16 khu vực khác nhau ở thành phố Sheffield. Ngày nay, các nhà khoa học đã bắt đầu nhận ra rằng chất làm sáng quang học là phương thức giúp xác định ô nhiễm.

 


Ý kiến của bạn