Hà Nội

Dùng aspirin hàng ngày có làm tăng nguy cơ thiếu máu ở người già?

13-07-2023 06:26 | Thông tin dược học

SKĐS - Nghiên cứu mới tại Hoa Kỳ cho thấy, sử dụng aspirin liều thấp hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu ở người cao tuổi, không mắc bệnh tim mạch hoặc tiền sử đau tim.

4 cảnh báo chỉ ra aspirin không an toàn cho tất cả mọi người4 cảnh báo chỉ ra aspirin không an toàn cho tất cả mọi người

SKĐS - Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng aspirin lâu dài có liên quan chặt chẽ với việc tăng nguy cơ chảy máu do loét…

1. Apirin liều thấp giúp phòng ngừa đau tim ở những bệnh nhân tim mạch

‎Uống aspirin liều thấp hàng ngày đã trở thành một chiến lược phòng ngừa cơn đau tim phổ biến và hiệu quả cho những người bị đau tim, nhưng loại thuốc này cũng phổ biến dùng ở những người không mắc bệnh tim mạch hoặc tiền sử đau tim.

Một nghiên cứu năm 2019 ước tính rằng khoảng 29 triệu người Mỹ không mắc bệnh tim mạch hoặc không có tiền sử đau tim, uống aspirin hàng ngày, vì nghĩ rằng thuốc sẽ ngăn ngừa cơn đau tim

‎Mặc dù aspirin liều thấp được cho là  một loại thuốc phòng ngừa đau tim, có thể dễ dàng mua và sử dụng, nhưng những nghiên cứu gần đây đã khiến các cơ quan y tế cần thận trọng khi đưa ra các hướng dẫn đối với aspirin dùng hàng ngày đối với nhiều người.

Dùng aspirin hàng ngày làm tăng nguy cơ thiếu máu ở người già? - Ảnh 2.

Sử dụng aspirin hàng ngày làm tăng nguy cơ thiếu máu ở người cao tuổi?

2. Có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu 

Aspirin có tác dụng làm loãng máu, có thể làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông trong động mạch và gây ra cơn đau tim. Tuy nhiên, chất làm loãng máu này cũng có thể gây loét và chảy máu trong đường tiêu hóa và đây có thể là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu.

Do đó, các nhà nghiên cứu muốn biết liệu việc sử dụng aspirin liều thấp thường xuyên ở những người không có nguy cơ cao bị đau tim thì có thể gây thiếu máu hay không? 

Phân tích dữ liệu được thu thập trong thử nghiệm lâm sàng ASPREE (Aspirin trong giảm thiểu biến cố ở người cao tuổi), bao gồm hơn 19.000 người trên 65 tuổi, các nhà khoa học cho một nửa trong số họ dùng 100 mg aspirin liều thấp mỗi ngày trong hơn 4 năm và nhóm còn lại dùng giả dược.

Để xem các mẫu máu của người tham gia có bị thiếu máu hay không, nhóm nghiên cứu kiểm tra mức độ ferritin của mỗi người (một loại protein trong máu có chứa sắt) và huyết sắc tố (protein trong các tế bào hồng cầu mang oxy). Nếu một trong hai loại protein này có tỷ lệ thấp chứng tỏ người đó bị thiếu máu.

Kết quả cho thấy, những người dùng aspirin liều thấp hàng ngày có nguy cơ bị thiếu máu cao hơn khoảng 20% so với những người không dùng. Nguyên nhân có thể là chảy máu nhẹ ở đường tiêu hóa rất dễ bỏ qua. 

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, những người dùng aspirin liều thấp nên để ý các triệu chứng thiếu máu và trao đổi với bác sĩ nếu có các dấu hiệu của thiếu máu như mệt mỏi và khó thở…

Lưu ý, những phát hiện mới không áp dụng cho những người dùng aspirin khi cần thiết để giảm đau và những người được bác sĩ khuyên dùng aspirin liều thấp hàng ngày không nên ngừng dùng.

Trước đây, vào tháng 4 năm 2022, các cơ quan y tế Hoa Kỳ đã nhấn mạnh, những người trên 60 tuổi không dùng aspirin liều thấp như một biện pháp phòng ngừa chính cho cơn đau tim.

3. Có thể ngăn ngừa cơn đau tim bằng lối sống lành mạnh

Ngoài việc dùng aspirin, còn có nhiều lựa chọn khác để phòng ngừa đau tim cho cả những người đã bị đau tim và những người muốn ngăn ngừa đau tim. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), duy trì lối sống lành mạnh là cách hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Bao gồm:

- Bỏ hút thuốc.

- Tập thể dục hàng ngày.

- Có chế độ ăn uống lành mạnh cho tim: Nhiều hoa quả, rau xanh, giảm lượng protein và mỡ.

- Kiểm soát trọng lượng.

- Điều trị các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường.

- Đối với những người đã từng bị đau tim hoặc có nguy cơ cao, statin có thể là một lựa chọn an toàn hoặc hiệu quả hơn aspirin. Nhiều nghiên cứu chứng minh statin ngăn ngừa các cơn đau tim, đặc biệt là ở những người dưới 75 tuổi.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Tập Yoga có tốt cho tim mạch?



Ngọc Nguyễn
(Theo health.com)
Ý kiến của bạn