Đức viện trợ cho Ukraine hàng nghìn máy bay không người lái và tên lửa

18-10-2024 14:57 | Quốc tế
google news

SKĐS - Theo TASS, gói viện trợ mới từ Đức gửi đến Ukraine bao gồm tên lửa không đối không AIM-9L Sidewinder, 4.361 máy bay không người lái, cùng nhiều thiết bị quân sự quan trọng khác.

AIM-9L Sidewinder là một trong những tên lửa không đối không tiên tiến nhất thế giới, được phát triển bởi Mỹ và sử dụng rộng rãi trên toàn cầu.

Đức viện trợ cho Ukraine hàng nghìn máy bay không người lái và tên lửa- Ảnh 1.

Tên lửa không đối không AIM-9L Sidewinder.

Ra mắt vào năm 1977, dòng tên lửa này đã được liên tục cải tiến, phiên bản AIM-9L là một trong những nâng cấp đáng chú ý nhất.

Dù có kích thước nhỏ gọn (dài 2,87 m, đường kính 127 mm), AIM-9L sở hữu sức mạnh công phá lớn, có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên tới 18 km. Tên lửa này sử dụng hệ thống dẫn đường bằng hồng ngoại, cho phép hoạt động hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết, ngay cả khi đối đầu với các mục tiêu di chuyển nhanh và linh hoạt.

Một điểm nổi bật của AIM-9L là khả năng "khóa mục tiêu sau khi phóng" (LOAL), giúp phi công có thể bắn tên lửa mà không cần khóa mục tiêu trước, tạo lợi thế lớn trong các tình huống chiến đấu căng thẳng, đặc biệt khi mục tiêu đang di chuyển hoặc bị che khuất bởi địa hình.

Với tốc độ lên tới Mach 2,5 và khả năng cơ động xuất sắc, AIM-9L là một mối đe dọa đáng gờm đối với các máy bay của đối phương. Tên lửa này mang đầu đạn nặng 9 kg, có thể phát nổ khi chạm mục tiêu hoặc phát nổ từ xa, giúp tiêu diệt hiệu quả nhiều loại mục tiêu trên không, từ máy bay chiến đấu đến máy bay ném bom.

Việc Ukraine tiếp nhận AIM-9L có thể làm gia tăng căng thẳng trong cuộc xung đột, tuy nhiên, khả năng thực sự của loại tên lửa này trong việc thay đổi cục diện chiến dịch vẫn còn là dấu hỏi lớn, đặc biệt khi Nga đã triển khai nhiều biện pháp tác chiến điện tử và gây nhiễu tiên tiến.

Mặc dù AIM-9L và máy bay F-16 của Ukraine được kỳ vọng sẽ đối đầu với các chiến đấu cơ hiện đại của Nga như Su-30, Su-35 và MiG-29, nhưng những chiếc máy bay Nga vẫn chiếm ưu thế về mặt công nghệ và kinh nghiệm tác chiến.

Khả năng "khóa mục tiêu sau khi phóng" của AIM-9L có thể hữu ích trong các trận không chiến tốc độ cao, nhưng với chiến thuật bay ở độ cao lớn và tốc độ cao của Nga, Ukraine sẽ vẫn gặp nhiều thách thức.

Ngoài AIM-9L, Đức còn cung cấp nhiều hệ thống vũ khí khác như 8 xe tăng Leopard 1A5, 20 xe chiến đấu bộ binh Marder (IFV), cùng các hệ thống phòng không tiên tiến IRIS-T SLM và IRIS-T SLS, tên lửa Sea Sparrow, 24.000 quả đạn pháo, 4.000 máy bay tấn công và 361 máy bay trinh sát.

Những thiết bị Đức tài trợ được cho là sẽ cải thiện khả năng phòng thủ của Ukraine. Tuy nhiên, Nga với lực lượng tác chiến hiện đại và sự kiểm soát không phận mạnh mẽ, vẫn duy trì ưu thế đáng kể trên chiến trường.

Nga mua thiết bị Đức để sản xuất tiêm kích Su-57Nga mua thiết bị Đức để sản xuất tiêm kích Su-57

SKĐS - Dù đối mặt với hàng loạt lệnh trừng phạt từ các nước phương Tây, Nga vẫn kiên trì đẩy mạnh sản xuất máy bay chiến đấu Su-57 hiện đại.


Xuân Minh
(Theo TASS, Bulgarian Military)
Ý kiến của bạn