Hà Nội

Đục thủy tinh thể bẩm sinh

29-11-2022 08:00 | Y học 360
google news

Đục thủy tinh thể là bệnh thường xuất hiện ở người già. Tuy nhiên, nhiều em nhỏ vừa mới sinh ra đã mắc bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh. Nguyên nhân của căn bệnh này như thế nào? Cùng tìm hiểu qua những chia sẻ của các bấc sĩ đến từ Bệnh viện Mắt Hà Nội 2.

Đục thủy tinh thể bẩm sinh là gì?

Các bác sĩ ở Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 chia sẻ, đục thủy tinh thể bẩm sinh là tình trạng có một bóng mờ trên thủy tinh thể của bé ngay từ lúc sinh ra. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, nếu phát hiện và điều trị muộn thì khi lớn lên, dù được thay thủy tinh thể thì thị lực của trẻ cũng sẽ rất kém. Do đó mà việc phát hiện sớm vô cùng quan trọng để giữ thị lực cho trẻ. Tình trạng bóng mờ sẽ cản trở ánh sáng đi đến võng mạc và làm hình ảnh bị mờ, nhòe. Đục thủy tinh thể bẩm sinh có thể bị ở một hoặc cả 2 bên mắt. Phần lớn các trẻ e bị đục thủy tinh thể ở một bên mắt thì sẽ có tầm nhìn tốt hơn rất nhiều so với những đứa trẻ bình thường khác ở mắt còn lại.

photo-1668736029133

Đục thủy tinh thể có thể xảy ra ngay cả trẻ nhỏ

Đục thủy tinh thể bẩm sinh được chia làm 4 dạng sau:

Đục thủy tinh thể cực trước

Đục cực trước được xác định rõ ràng, nằm phía trước ống kính của mắt và được cho là có mối liên hệ với các yếu tố di truyền. Đa phần các trường hợp đục thủy tinh thể cực trước được nhận định là bệnh lý nhẹ, không nguy hiểm và không cần phải can thiệp phẫu thuật.

Đục thủy tinh thể cực sau

Dạng này các vết đục được xác định rõ, nằm phía sau ống kính của mắt, đa phần có liên kết với những đặc điểm di truyền.

Đục thủy tinh thể hạt nhân

Đây là dạng có nhân xuất hiện ở trung tâm của ống kính mắt. Đục thủy tinh thể hạt nhân này là dạng phổ biến, hay gặp nhất ở trẻ em.

Đục thủy tinh thể Cerulean

Đục Cerulean thường được phát hiện ở cả hai mắt của trẻ sơ sinh, được phân biệt qua sự xuất hiện của các chấm nhỏ, hơi xanh trong ống kính mắt. Loại đục thủy tinh thể này thường không ảnh hưởng đến tầm nhìn. Sự xuất hiện của đục thủy tinh thể Cerulean có liên quan đến xu hướng di truyền.

Nguyên nhân dẫn đến đục thủy tinh thể

Theo chia sẻ của các bác sĩ tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, tỷ lệ trẻ mắc đục thủy tinh thể bẩm sinh rất ít, đa số bệnh nhân không xác dịnh được rõ nguyên nhân gây bệnh.

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đục thủy tinh thể theo bẩm sinh theo thống kê:

ối loạn di truyền (Tiền sử gia đình đã có người thân bị rối loạn di truyền, có khả năng gây đục thủy tinh thể ở trẻ em)

Do nhiễm khuẩn.

rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, cũng có thể do các bệnh lý toàn thân phối hợp gây lên.

Hội chứng loạn sản sụn

Rubella bẩm sinh

Hội chứng Down (trisomy 21)

Loạn sản ngoại bì

Thiếu galactose máu

Hội chứng Hallerman – Streiff

Hội chứng Lowe

Hội chứng Conradi

Hội chứng Marinesco – Sjogren

Hội chứng Pierre – Robin

Nhiễm sắc thể 13

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác là do di truyền từ mẹ, ảnh hưởng trong quá trình mang thai.

Chữa trị đục thủy tinh thể bẩm sinh như thế nào?

Chia sẻ từ các bác sĩ Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cho thấy, đục thủy tinh thể ở trẻ em có thể được chữa trị và đem lại kết quả cao nếu phát hiện ra sớm và điều trị đúng phương pháp. Quan trọng bệnh nhân phải thật kiên trì và sự hợp tác của gia đình.

photo-1668736030963

Điều trị đục thủy tinh thể bẩm sinh càng sớm càng tốt

Một số thuốc giúp hạn chế tốc độ đục thủy tinh thể như: Catacol, catastart…không được khuyến cáo dùng cho trẻ em. Hiện nay cũng chưa có thuốc làm tan đục cho thủy tinh thể nên phẫu thuật là phương pháp được chuyên gia nhãn khoa khuyên dùng hàng đầu.

Có 2 phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay là:

Phẫu thuật lấy thủy tinh thể ngoài bao rồi đặt thủy tinh thể nhân tạo

Phẫu thuật bằng siêu âm tán nhuyễn thủy tinh thể rồi đặt thủy tinh thể nhân tạo.

Việc phẫu thuật đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ em cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt ngay trong những năm đầu đời. Nếu để lâu thị lực sẽ không thể lấy lại hoàn toàn được nữa và dễ đối mặt với nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.

Trong trường hợp đục thủy tinh thể không gây ảnh hưởng nhiều đến thị lực thì không nhất thiết phải phẫu thuật. Tốt nhất bạn nên cho bé đi kiểm tra và lắng nghe lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa. Hãy lựa cân nhắc lựa chọn thay thủy tinh thể ở đâu tốt và an toàn, không nên chạy theo các quảng cáo giá rẻ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

photo-1668736033333


PV
Ý kiến của bạn