Đua nhau trồng nấm tại gia

10-11-2014 19:19 | Thời sự
google news

Chị Thanh cho hay, trồng nấm không chỉ giúp gia đình chị có thêm một nguồn thực phẩm sạch, bổ dưỡng, thơm ngon mà còn là một cách giải trí hiệu quả.

Đi làm về, chị Trà lao vào nhà vệ sinh phun nước cho mấy bịch nấm sò treo lủng lẳng: “Niềm vui trong ngày đây, tuần 2 bữa nấm tự tay trồng nên rất an toàn”.

Chị Trà (khu đô thị An Sinh, Mỹ Đình, Hà Nội) tự trồng nấm gần 2 tháng nay. Nhà chị 4 người đều thích ăn nấm, nhưng ngại nhiều sản phẩm trên thị trường không đảm bảo vệ sinh nên chị hạn chế mua. Một lần đến thăm nhà đồng nghiệp thấy có treo mấy bịch nấm, đến bữa lại được thưởng thức ngay hàng của nhà trồng được, chị Trà rất thích thú nên hỏi cách trồng và về áp dụng ngay.

Bà nội trợ này cho biết, rất dễ mua bịch nấm đã cấy giống sẵn vì thị trường bán nhiều, giá khoảng 15-20 nghìn đồng một bịch. "Rạch từ 6 đến 8 vết so le xung quanh bịch nấm giống, mỗi vết rạch dài 3-4 cm, đặt ở nơi thoáng, ẩm, ngày tưới nước hai lần lúc sáng ngủ dậy và tối đi làm về, khoảng 7-10 ngày là được ăn”, chị Trà nói.

Chị cho biết, mỗi bịch nấm có thể cho thu hoạch 4-5 lần và mỗi lần thu là cả nhà lại háo hức. “Không hiểu có phải do cảm giác không nhưng nấm mình trồng ăn giòn, ngọt hơn mua ở ngoài chợ”, người phụ nữ chia sẻ.

nam1-3983-1415587057.jpg
Những bịch nấm sò chị Trà trồng tại nhà đã sắp cho thu hoạch. Ảnh: Lan Anh.

Cũng học cách chăm sóc nấm từ một diễn đàn trên mạng, chị Hồng Thanh (khu tập thể Trung Tự, Hà Nội) cùng rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp của chị đã tự trồng nấm ở nhà để ăn. “Lên Facebook toàn thấy mọi người cập nhật nấm của mình lớn thế nào, chụp ảnh nấm mình chăm ra sao”, chị Thanh kể.

Chị Thanh cho hay, trồng nấm không chỉ giúp gia đình chị có thêm một nguồn thực phẩm sạch, bổ dưỡng, thơm ngon mà còn là một cách giải trí hiệu quả. “Nấm lớn rất nhanh, buổi sáng nhìn nấm còn nhỏ, chiều về đã to đùng rồi. Hằng ngày tưới nước, nhìn những cây nấm như nụ hoa, thấy những thay đổi của nó cũng vui”, chị Thanh nói.

Không phải lần nào trồng chị cũng thành công. Có lần vì tò mò muốn đợi xem nấm có thể nở to đến thế nào nên chị hái nấm già, ăn dai, thậm chí hơi hôi. Lần khác, chị chuyển chỗ đặt, quên không treo lên, nấm bị chuột gặm sạch… “Có người chỉ trồng 1-2 lần rồi thôi vì nhà chật, treo nấm rất vướng mà để ngoài trời nắng gió là nấm vừa nhú đã héo…”, chị Thanh kể.

Theo ông Ngô Xuân Nghiễn, chuyên gia nấm ăn và nấm dược liệu - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trồng nấm tại gia đình là một xu hướng của đời sống hiện đại khi nhu cầu về nguồn thực phẩm, rau sạch rất cao. Từ lâu, người thành thị đã tận dụng ban công, nóc nhà… để trồng rau sạch. Hiện nay không ít người cũng tận dụng các không gian trong gia đình để chăm sóc nấm. Cái được có thể thấy rõ là họ sẽ có nguồn thực phẩm sạch, chất lượng cao, tươi ngon, an toàn, cộng thêm niềm vui chăm sóc cây, thấy sự lớn lên từng ngày của nấm… Đây cũng là một động lực cho ngành nấm của Việt Nam phát triển.

ks-nghien-JPG-6148-1415587058.jpg
Thạc sĩ Ngô Xuân Nghiễn tại phòng thực nghiệm nấm ăn và nấm dược liệu, Viện di truyền Việt Nam. Ảnh: MT.

Đa số mọi người mua các bịch nấm, thường là nấm sò, được cấy sẵn giống, về nhà chỉ cần tưới nước là có thể thu hoạch. Tuy nhiên, rất ít người nắm vững kỹ thuật chăm sóc, thu hái nấm, từ đó có thể không đạt được hiệu quả mong muốn, thậm chí gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường sống trong gia đình.

Thạc sĩ Nghiễn cho biết, điều kiện sống của nấm không đòi hỏi phức tạp. Để nấm phát triển bình thường, cần treo ở nơi thông thoáng, không bị gió lùa, giữ được ẩm, có ánh sáng đủ để đọc sách. Trong khi đó, nhiều người đem treo nấm ở ban công, có nhiều gió, hoặc đặt nấm ở nơi tối tăm, thiếu không khí.., khiến nấm ra không năng suất, người trồng nản lòng, không muốn tiếp tục chăm nữa.

Không những thế, một khâu rất quan trọng mà nhiều người trồng không để ý là thu hái nấm. Cần thu hái trước khi nấm phát tán bào tử - tức là hái khi nấm còn hơi non, đường kính mũ khoảng 3 cm, tâm nấm còn trũng chưa lồi lên… Hái lúc này thì nấm ăn ngon, đồng thời giữ lại dinh dưỡng trong bịch trồng, đảm bảo năng suất cho lứa nấm sau. Nếu để nấm to, già khi ăn không còn ngon bằng nấm non, lại hôi. Nguy hiểm hơn, khi nấm già, mật độ bào tử nấm phát tán ra xung quanh nhiều, người hít phải có thể bị dị ứng với biểu hiện ban đầu là ho, sau đó tức ngực, khó thở, ảnh hưởng đến đường hô hấp. Bởi vậy, “nếu trồng nấm trong nhà, cần tuân thủ việc hái nấm đúng thời điểm, hái lúc nấm còn non, để hạn chế các nguy cơ này”, ông Nghiễn khuyến cáo.

Ngoài ra, theo chuyên gia, người trồng nấm tại gia sau một số lần thu hái cần dọn dẹp thật sạch sẽ. Nhiều người sau khi hái nấm vài lần, cứ để nguyên bịch vì cố đợi xem nấm có ra tiếp không dẫn tới tình trạng các giá thể nuôi bị thối nhũn, gây nhiễm khuẩn, lây lan nấm mốc ra xung quanh. Để biết nấm còn ra tiếp hay không, chỉ cần quan sát bịch nilon trồng nấm: Nếu bịch còn chắc, có màu trắng xung quanh là nấm còn tiếp tục phát triển; bịch đã nhũn, hết màu trắng, là không còn nấm ra nữa.

Theo ông Nghiễn, 10 năm qua các chủng nấm ở Việt Nam đa dạng hơn, công nghệ nuôi trồng cũng tiên tiến, bắt kịp với nhiều nước khác. Nước ta có một số loại nấm là thế mạnh như nấm rơm (ở miền Nam), nấm mỡ (ở miền Bắc), nấm mộc nhĩ, nấm sò, nấm linh chi dược liệu. Việt Nam cũng đã nuôi trồng thành công một số loại nấm cao cấp như nấm chân dài, nấm đầu khỉ, nấm vân chi… Trong khi đó, một số loại nấm

Theo VnExpress

 


Ý kiến của bạn