Đưa cây dược liệu thành sinh kế bền vững cho người dân miền núi

20-09-2023 10:09 | Y học cổ truyền
google news

SKĐS - Hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một quyết sách mang tính chiến lược nhằm tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý ở miền núi Thanh HóaBảo tồn, phát triển dược liệu quý ở miền núi Thanh Hóa

SKĐS - Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có gần 1.000 loài cây dược liệu. Trong đó có khoảng 20 loài dược liệu quý như: Ba kích, đinh lăng, củ mài, hương nhu trắng, ích mẫu, quế, huyền sâm, xuyên tâm liên, nghệ vàng, cà gai leo... chủ yếu tập trung tại các huyện miền núi.

Phát triển dược liệu thành chuỗi liên kết

Theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm theo hình thức dự án liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh, với 18 dự án vùng trồng dược liệu quý và 4 dự án trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao.

Dự án đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý gồm liên kết nhà nông (vùng đồng bào dân tộc thiểu số), doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà khoa học, nhà bank (ngân hàng); chuỗi giá trị gồm: Bảo tồn nguồn gene, nhân giống, trồng trọt, chế biến, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Đưa cây dược liệu thành sinh kế bền vững cho người dân miền núi - Ảnh 2.

Phát triển cây dược liệu thành sinh kế bền vững cho người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Tổng mức đầu tư hỗ trợ có thể lên tới 60 tỷ đồng cho một vùng dự án, với các nội dung hỗ trợ như: Hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề cho lao động tại chỗ; chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh; kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm mới…; hỗ trợ tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi…

Đối với các dự án trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao, Nhà nước hỗ trợ 1 lần tối đa 80% chi phí sản xuất giống gốc và 50% chi phí sản xuất giống thương phẩm… Bên cạnh đó, các dự án còn được hỗ trợ vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia vào dự án với tổng mức cho vay tới 45% tổng mức đầu tư của dự án.

Đề án thành công sẽ tạo sinh kế với giá trị hàng hóa giai đoạn 2022 - 2025 khoảng 500 tỷ đồng, giai đoạn 2025 - 2030 khoảng 1.000 tỷ đồng; góp phần tăng nguồn thu ngân sách của địa phương thông qua thuế; xây dựng thương hiệu và công nhận từ 11 sản phẩm OCOP trở lên; tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đặc sản phục vụ du lịch, góp phần thúc đẩy du lịch khu vực miền núi phát triển.

Bên cạnh đó, thông qua đề án sẽ tạo lan tỏa sâu rộng trên địa bàn 11 huyện miền núi, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân từ sản xuất quảng canh sang thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng quy trình sản xuất an toàn; giải quyết công ăn việc làm cho nông dân (khoảng 3.500 người), tăng thu nhập, góp phần đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo; phát triển dược liệu và nguồn nông sản sạch giúp tăng cường sức khỏe cộng đồng.

Cần đầu tư cho nghiên cứu khoa học

PGS.TS Trần Văn Ơn, giảng viên cao cấp, nguyên Trưởng bộ môn Thực vật Đại học Dược Hà Nội, cho biết: tại Việt Nam hiện có hơn 60 bệnh viện y học cổ truyền công lập; hơn 90% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận y học cổ truyền; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh...

Chúng ta đã có nhiều sản phẩm trị giá hàng nghìn tỷ đồng từ dược liệu trong nước như hoạt huyết dưỡng não của Traphaco, Boganic... và cũng có các sản phẩm xuất khẩu. "Việt Nam có 5.000 cây thuốc và cách chế tạo thuốc khác nhau. Điểm mạnh lớn nhất của cây dược liệu Việt Nam chính là tính đa dạng, độc đáo", ông Ơn nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Văn Ơn, điểm yếu của cây dược liệu Việt Nam là chưa mang tính định hướng thị trường và chưa phát huy được triệt để lợi thế riêng có. Ngành dược liệu cũng gặp khó khăn trong toàn chuỗi giá trị về sản lượng, sự đồng bộ các tiêu chuẩn và thiếu công nghệ lõi chiết xuất. Những điểm yếu này khiến dược liệu của Việt Nam bị lép vế trước các "đối thủ" thế giới.

Ông Ơn cũng cho rằng Việt Nam đã có chủ trương nhưng còn thiếu một chiến lược tổng thể, bao trùm. "Kinh tế dược liệu của chúng ta bây giờ có phát triển nhưng chưa nhìn thấy kế hoạch tổng thể ra sao. Giống như mới chỉ sờ chân, sờ vòi con voi mà chưa biết được cả con voi trông ra sao", ông Ơn ví von.

Để tạo ra được loại cây hàng hóa mang tính thương mại cao, xuất khẩu được như cây sâm của Hàn Quốc,  cần đầu tư thật mạnh và có trọng điểm cho nghiên cứu khoa học. Hàn Quốc có khoảng 800 bài báo khoa học về cây sâm, mỗi bài báo này là cả một công trình nghiên cứu khoa học theo đúng nghĩa của nó, có kết quả, số liệu minh chứng rõ ràng. Dựa vào các công trình nghiên cứu thiết thực, hữu ích này, họ từng bước đề ra chiến  lược phát triển một cách bài bản cho cây sâm cũng như các sản phẩm từ sâm.

Còn tại Việt Nam, chúng ta mới có khoảng 30 bài báo khoa học nghiên cứu, khảo nghiệm về sâm. Con số này quá nhỏ bé để có thể hiểu biết được hết về loại cây này. Đây là một quá trình mà nếu chúng ta muốn làm tốt, làm bền vững thì không thể đốt cháy giai đoạn được.

Nếu chúng ta muốn hướng đến việc xuất khẩu sâm đạt quy mô cả tỷ USD, thì câu chuyện nghiên cứu thị trường và tìm cách hạ giá thành sản phẩm phải được giải quyết để sản phẩm của ta có mức giá cạnh tranh hơn. "Nhìn xa khoảng 7-10 năm nữa, các vùng trồng sâm ở ta được mở rộng. Nhưng nếu chi phí đầu tư không hạ được xuống thì sẽ thật đáng lo, bởi người đầu tư sau chưa kịp thu lại chi phí ban đầu thì giá sâm đã hạ…", ông Ơn nói.

Đẩy mạnh bảo tồn và phát triển cây dược liệu quý ở Sa PaĐẩy mạnh bảo tồn và phát triển cây dược liệu quý ở Sa Pa

SKĐS - Dược liệu là 1 trong 5 cây trồng chủ lực của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022 - 2025. Với những tiềm năng về khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển cây dược liệu, thị xã Sa Pa đã và đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, phấn đấu đến năm 2025 trở thành vùng cây dược liệu trọng điểm của tỉnh Lào Cai.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sốt xuất huyết - Những sai lầm khiến bệnh chuyển nặng


PV
Ý kiến của bạn