Sởi là bệnh có tính lây nhiễm cao, lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp giọt nhỏ hô hấp hoặc lan truyền qua không khí. Sau khi phơi nhiễm có đến 90% những người cảm nhiễm bị sởi.
Người bệnh sởi có khả năng gây lây nhiễm từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban. Thời gian ủ bệnh trung bình 10-12 ngày khi phơi nhiễm với người bệnh chưa phát ban, và là 14 ngày khi phơi nhiễm với người bệnh phát ban. Trong hướng dẫn mới nhất về dự phòng, chẩn đoán và điều trị sởi của Bộ Y tế Việt Nam có đề cập đến dự phòng sau phơi nhiễm, chúng tôi hy vọng những thông tin sau đây phần nào giúp soi sáng vấn đề này.
- Từ những năm 1940, Janeway đã báo cáo chứng minh hiệu quả của globulin miễn dịch bình thường của người (HNIG) khi dùng cho những người tiếp xúc với bệnh nhân sởi trong vòng 4-5 ngày sau phơi nhiễm.
- Sau đó việc sử dụng globulin miễn dịch để dự phòng sau phơi nhiễm sởi đã được sử dụng rộng rãi, nhưng hiệu quả ngày càng giảm, có lẽ là do nồng độ kháng thể trong HNIG giảm xuống cùng với việc dịch bệnh giảm nhờ vắc xin.
- Một nghiên cứu của Endo và cộng sự công bố năm 2001 đã khẳng định tính hiệu quả của dự phòng bằng globulin miễn dịch đủ liều. Khi dùng liều khuyến cáo 0,33 ml/kg tiêm bắp trong vòng 5 ngày sau phơi nhiễm (liều ở Nhật Bản), globulin miễn dịch có hiệu giá dưới 16 IU/ml thì có 57% bị sởi, còn khi hiệu giá > 40 IU/ml thì không có trẻ nào bị sởi.
- Tổng thuật Cochrane của nhóm Young vừa công bố năm 2014 cũng cho thấy hiệu quả phòng sởi của globulin miễn dịch dùng trong vòng 7 ngày sau phơi nhiễm, giảm được nguy cơ tới 83%. Nhận thức được liều dùng có ảnh hưởng đến tính hiệu quả của việc dự phòng nhưng hiện nay vẫn chưa xác định được liều tối thiểu của kháng thể đặc hiệu sởi có hiệu quả bảo vệ.
- Sử dụng vắc xin trong dự phòng sau phơi nhiễm thì kết quả cho đến nay cũng chưa rõ ràng. Có những báo cáo thành công, thậm chí kể cả khi tiêm vắc xin sau phơi nhiễm đến 14 ngày, nhưng cũng có báo cáo mức độ bệnh sởi nhẹ hơn nhiều do tình cờ tiêm vắc xin sau phơi nhiễm, và có cả báo cáo thất bại. Có lẽ hiệu quả bảo vệ phụ thuộc vào thời điểm tiêm vắc xin và bản chất phơi nhiễm. Nhiều báo cáo thống nhất với nhau ở thời điểm trong vòng 72 giờ sau phơi nhiễm. Có vẻ như vắc xin có hiệu quả rõ hơn trong những trường hợp phơi nhiễm có giới hạn (trường học, trung tâm chăm trẻ ban ngày, công sở). Dường như vắc xin không có hiệu quả trong những trường hợp phơi nhiễm mạnh, kéo dài, tiếp xúc gần trong hộ gia đình. Tuy nhiên tiêm nhắc lại vắc xin trong vòng 72 giờ sau phơi nhiễm cho những trẻ đã được tiêm 1 liều vắc xin trước phơi nhiễm đó thì có thể phòng được bệnh.
- Các sản phẩm globulin miễn dịch được sản xuất từ huyết tương tổng hợp của hàng nghìn người cho. Nồng độ kháng thể sởi ở người tiêm vắc xin sẽ thấp hơn ở người có miễn dịch tự nhiên, nhất là khi không phơi nhiễm với sởi lưu hành. Nhiều chế phẩm globulin miễn dịch sản xuất ở Mỹ, nhưng hiệu lực có lẽ sẽ giảm dần khi những người cho chủ yếu có được miễn dịch từ vắc xin chứ không phải từ mắc bệnh sởi. Chế phẩm globulin miễn dịch tiêm bắp (IGIM) sử dụng ở Mỹ yêu cầu có hiệu năng kháng thể sởi tối thiểu là 0,60 tiêu chuẩn tham chiếu (U.S. Reference IG, Lot 176). Đối với chế phẩm tĩnh mạch (IGIV) và dưới da (IGSC), hiệu năng tối thiểu được yêu cầu là 0,48 chuẩn tham chiếu. Với mức hiệu năng kháng thể sởi tối thiểu này, chế phẩm IGIV và IGSC được kỳ vọng sẽ cung cấp nồng độ kháng thể sởi ≥ 120 mIU/ml (nồng độ bảo vệ của kháng thể trung hòa sởi) trong 28-30 ngày nếu dùng ở liều tối thiểu được khuyến cáo trên nhãn là 200 mg/kg.
- Theo khuyến cáo theo Ban Cố vấn Thực hành Tiêm chủng (Advisory Committee on Immunization Practices - ACIP) của Mỹ năm 2013, liều dùng IGIM là 0,5 ml/kg. Do nồng độ kháng thể có xu hướng thấp hơn nên có thể phải cần liều cao hơn. Tổng thể tích tối đa cho phép sử dụng là 15 ml. Những người > 30 kg sẽ dùng liều thấp hơn khuyến cáo và nồng độ kháng thể sẽ thấp hơn khuyến cáo.
- Trong vụ dịch sởi, ACIP khuyến cáo như sau về dự phòng sau phơi nhiễm:
1. Vắc xin: Đối với những người đủ tiêu chuẩn dùng vắc xin ≥ 12 tháng tuổi có phơi nhiễm với sởi, ưu tiên dùng vắc xin hơn globulin miễn dịch nếu dùng trong vòng 72 giờ sau phơi nhiễm đầu tiên.
2. Globulin miễn dịch: Chỉ định sử dụng trong vòng 6 ngày sau phơi nhiễm. Không chỉ định cho người đã được tiêm 1 liều vắc xin lúc ≥ 12 tháng tuổi, trừ trường hợp suy giảm miễn dịch. Globulin miễn dịch không dùng để chống dịch, mà là để giảm nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng. Đối tượng ưu tiên dùng globulin miễn dịch là trẻ < 12 tháng tuổi, phụ nữ mang thai và người suy giảm miễn dịch. Sau khi dùng globulin miễn dịch, những người chưa tiêm vắc xin cần phải tiêm vắc xin nếu trên 12 tháng tuổi và không có chống chỉ định vắc xin, nhưng thời điểm tiêm ít nhất phải 6 tháng sau tiêm IGIM và ít nhất 8 tháng sau tiêm IGIV.Liều IGIM là 0,5 ml/kg (tối đa 15 ml) và liều IGIV là 400 mg/kg.
Theo ThS.BS. Nguyễn Quốc Thái/ Bác sĩ nội trú
- Bệnh sởi và những biến chứng
- Nguyên tắc chữa sởi của Hải Thượng Lãn Ông
- Trước nguy cơ bệnh sởi quay trở lại: Chủng ngừa bằng vắc-xin nào?
- Món ăn thuốc cho người bệnh sởi
- Dự phòng và điều trị bệnh sởi thế nào?
- Bệnh sởi, Đông y chữa thế nào?
- Không tiêm phòng sởi, trẻ bị biến chứng viêm phổi suýt chết
- Chủ quan với sởi, nhiều trẻ bị “bỏ quên” tiêm chủng
- Phân biệt sởi và thủy đậu
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm bệnh nhân sởi
- Bệnh sởi hoành hành, vì sao?
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát bệnh sởi tại BV Nhi TW
- Thành lập 5 đoàn kiểm tra phòng chống dịch bệnh sởi tại Hà Nội và TP.HCM
- Chưa công bố dịch sởi, vì sao?
- Phòng chống bệnh sởi cho trẻ em: Xin đừng nhẫn tâm câu view
- Thực phẩm phòng sởi hiệu quả cho bé
- Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng
- Người lớn cũng cần đề phòng sởi
- Đề xuất thanh toán BHYT đối với các ca sởi vượt trần
- Tình hình bệnh sởi ở một số địa phương
- Cảm động thầy thuốc suốt đêm bóp bóng cho bệnh nhi sởi
- Thủ tướng yêu cầu khẩn trương dập tắt dịch sởi
- Hà Nội: Từ 20/4 sẽ tiêm miễn phí vaccin sởi cho trẻ nhỏ
- Dịch sởi ở châu Âu và Mỹ do cha mẹ bỏ quên tiêm chủng
- Hoạt hình ý nghĩa về bệnh sởi
- Người lớn chủ quan với bệnh sởi
- Chẩn đoán và điều trị bệnh sởi như thế nào?
- Bức xúc trò trục lợi kiếm tiền từ dịch sởi
- Trị bệnh sởi theo phương pháp Đông y
- Tin nóng: Bệnh sởi đã có dấu hiệu giảm
- Bộ Y tế quyết liệt khống chế bệnh sởi
- Sẽ có thuốc kháng virus chặn đứng bệnh sởi?
- Cách phòng tránh bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng
- Chữa bệnh sởi bằng bài thuốc cổ truyền
- Lời khuyên điều trị của chuyên gia khi trẻ mắc sởi
- 57,4% số trẻ trong diện tiêm được tiêm phòng sởi
- Hà Nội: Từ 20/4 sẽ tiêm miễn phí vaccin sởi cho trẻ nhỏ