Hà Nội

Dự phòng hen phế quản bằng thuốc y học cổ truyền, chậm mà chắc

23-08-2019 10:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Hen phế quản hay hen suyễn theo y học cổ truyền thuộc chứng Háo Suyễn - Háo Rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là suyễn.

Hen phế quản có thể điều trị theo hai hướng y học hiện đại và Đông y

Điều trị theo Đông y sẽ tập trung vào gốc bệnh. Trên cơ sở biện chứng luận trị và lựa chọn lý pháp phương dược hợp lý sẽ chữa bệnh hiệu quả, cơn hen không tái phát.

Đối với hen mạn tính, việc nâng cao, phục hồi và điều hòa 3 tạng Tỳ - Phế - Thận sẽ giúp bệnh chuyển nhanh hạn chế các cơn hen xuất hiện thường xuyên, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi hay gặp các tác nhân kích ứng.

Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân sinh bệnh hen là do công năng của ba Tạng Tỳ - Phế - Thận không được điều hòa và suy yếu gây nên, trong đó: chức năng tạng Phế kém dẫn đến việc điều khí rối loạn gây nên hiện tượng khó thở;  Đờm do tạng Tỳ không vận hóa được mà sinh ra, đờm ở phế quản sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở đối với người bệnh; tạng Thận không nạp khí nên khí nghịch gây khó thở, cò cử.

Người bị bệnh hen phế quản luôn sống trong căng thẳng, không dám lao động nặng nhọc,  người gầy yếu, xanh xao, có thể dẫn tới tổn thương phổi và suy tim, sức khỏe ngày càng suy kiệt.

Theo chuyên gia, hiện nay y học có thể giúp khống chế tốt bệnh hen (thường gọi là kiểm soát hen). Để phòng ngừa suyễn cần :

- Tránh xa những nguyên nhân khởi phát cơn suyễn: nhiễm trùng đường hô hấp, thay đổi thời tiết, khói thuốc lá, phấn hoa, lông thú (chó, mèo), gián, một số loại thức ăn, bụi nhà, các chất có mùi nồng, một số loại thuốc (nhất là Aspirin )

- Sử dụng thuốc phòng ngừa lâu dài nếu bệnh suyễn của trẻ không được kiểm soát tốt, trẻ thường xuyên có triệu chứng, nhất là khi trẻ đã từng nhập viện do cơn suyễn nặng.

Thông tin thêm cho người bệnh hen phế quản:

- Những phác đồ điều trị hen phế quản trên thế giới theo lịch sử

- Những giá trị truyền thống của thuốc y học cổ truyền điều trị hen phế quản

- 95% bệnh nhân hen phế quản chưa biết bệnh có thể chữa được

- Chia sẻ kinh nghiệm trị hen phế quản

- Những ngộ nhận nguy hiểm người bệnh hen suyễn thường mắc

Theo chuyên gia, ngoài điều trị hen phế quản thì cần chú ý thêm đến việc điều trị các bệnh đồng mắc: “80% hen là bị viêm mũi dị ứng, khoảng 30% bệnh nhân viêm mũi dị ứng có hen. Vì vậy người bệnh cần phải điều trị cả hai vì viêm mũi dị ứng sẽ làm hen khó kiểm soát hơn, làm cho bệnh nhân nhập viện nhiều hơn và chất lượng cuộc sống xấu đi nhiều.

Hen và viêm mũi dị ứng sẽ được các bác sĩ điều trị cùng một lúc. Đối với viêm mũi dị ứng thì phải giữ môi trường sạch, rửa mũi 2 lần trong ngày, giữ nhà cửa sạch sẽ, tránh các yếu tố kích thích. Việc điều trị viêm mũi dị ứng và hen được phân ra nhiều bậc và bác sĩ sẽ phân bậc để điều trị cho từng bệnh nhân cụ thể.”

Ngoài xử trí các cơn hen cấp bằng các thuốc giãn phế quản, người bệnh cần sử dụng các thuốc dự phòng hen phế quản, kiểm soát tình trạng viêm mạn tính của đường thở để hạn chế lên cơn khó thở khi tiếp xúc với dị nguyên. Hiện nay bên cạnh các thuốc dự phòng hen phế quản như thuốc corticosteroid dạng hít, thuốc giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài, thuốc hen có nguồn gốc thảo dược đang được người sử dụng tin dùng vì chất lượng cũng như sự an toàn cao so với các phương pháp khác.

Chuyên gia cũng giải đáp thêm về điều trị dự phòng hen phế quản: “Có thể người bệnh bị suyễn theo mùa. Có hai cách điều trị hoặc là điều trị dự phòng trước mùa và kéo dài suốt mùa bị suyễn, chấm dứt điều trị sau khi hết mùa bạn bị ho một tháng. Cách thứ hai, tốt hơn là bạn nên điều trị dự phòng ngừa cơn liên tục. Cách điều trị này giúp bạn tránh những cơn kịch phát, nếu điều trị dài lâu bác sĩ sẽ giảm lượng thuốc.”

Dự phòng hen phế quản bằng thuốc y học cổ truyền - chậm mà chắc.

Dựa trên học thuyết âm dương ngũ hành, y học cổ truyền cho rằng hen phế quản Hen là bệnh lý liên quan trực tiếp đến 3 tạng trong cơ thể là Tỳ - Phế - Thận mà những biểu hiện tập trung là các triệu chứng ở đường hô hấp.

Nguyên tắc đẩy lùi bệnh cơ bản của thuốc hen y học cổ truyền theo Đông y là muốn đẩy lùi bệnh phải tìm đến gốc bệnh, do 3  tạng cơ thể  Tỳ- Phế- Thận bị rối loạn, suy yếu, không điều hòa nhau gây nên bệnh. Từ đó làm cho cơ thể khỏe mạnh lên, tăng sức đề kháng chống lại yếu tố gây bệnh ngoài tác dụng làm giảm ho, khó thở, trừ đờm, đông y gọi là tả, tây y gọi là giảm triệu chứng thì còn chú trọng tới tác dụng bổ, khôi phục chức năng của các tạng phủ liên quan làm cho cơ thể khỏe mạnh lên để tăng sức đề kháng.

Các bài thuốc được sử dụng trong điều trị hen mạn tính hiện nay đều có tuổi đời rất cao, được sử dụng lặp đi lặp lại hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm, thế nên được gọi là bài thuốc “cổ phương” và “gia truyền”. Trong quá trình chắt lọc và đúc kết kinh nghiệm điều trị, chỉ có những vị thuốc, bài thuốc có tác dụng chữa bệnh thực sự mới tồn tại, lưu truyền tới ngày nay. Những bài thuốc này đã được các nhà khoa học, nghiên cứu, cơ quan nhà nước như Bộ Y Tế thừa nhận, cấp phép dùng để điều trị hen phế quản.

Tiêu biểu như thuốc hen y học cổ truyền bào chế dạng lỏng, viên hoàn từ công thức gia giảm bài thuốc quý hơn 1.500 tuổi “Tiểu thanh long thang” bao gồm các vị: Ma hoàng, Bạch thược, Quế chi, Can khương, Bán hạ, Chích thảo, Tế tân, Ngũ vị tử đẩy lùi căn bệnh Hen phế quản dai dẳng được phản hồi tích cực khi kiên trì đúng liệu pháp sử dụng, các vị thuốc được phối ngẫu hợp lý theo nguyên lý của y học cổ truyền:

- Hai vị thuốc Bối mẫu, Bán hạ được phối hợp hài hòa, giúp bổ Phế, bình suyễn trị ho, hồi phục chức năng xuất nhập khí của Phế. Ôn Phế, hóa đờm, trừ đờm, giúp tạng Phế dần hồi phục.

- Trần bì, Bán hạ, Can khương giúp tiêu viêm, nâng cao và phục hồi chức năng của tạng Tỳ: Bổ Tỳ khỏe vị, ích khí, giúp chức năng vận hóa thức ăn của Tỳ vị mạnh lên, đờm từ đó không sinh ra.

- Ngũ vị tử có tác dụng cầm ho định suyễn, kết hợp thêm Cam thảo giúp nguyên khí phục hồi, chức năng nạp khí của tạng Thận được phục hồi, tạng phủ khỏe mạnh.

Hen phế quản mạn tính điều trị theo y học hiện đại thiên về triệu chứng là chính, nhưng với ưu điểm nổi trội của mình, thuốc y học cổ truyền ngày càng được tin dùng.

Với công nghệ bào chế hiện đại, hiện nay thuốc y học cổ truyền đã được bào chế dưới dạng sirô hoặc hoàn cứng vừa tiện dùng, vừa giữ đảm bảo được công năng của các bài thuốc, khắc phục được nhược điểm lớn nhất của điều trị bằng thuốc y học cổ truyền là phải sắc thuốc vất vả, không tiện dùng, đặc biệt với cuộc sống bận rộn, hối hả ngày nay.

Điều trị hen mạn tính bằng thuốc y học cổ truyền mang lại những ưu thế nội trội rõ rệt, thuốc vừa có tác dụng trực tiếp vào gốc bệnh, nâng cao sức đề kháng, phòng chống dị ứng lại cho hiệu quả cao và an toàn.

Tham khảo thêm tư vấn bệnh hen suyễn qua hotline (miễn phí): 1800 545435 / Benhhen.vn

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.

Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.


pv
Ý kiến của bạn