Hà Nội

Dư luận quốc tế tiếp tục phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông

24-07-2019 08:03 | Quốc tế
google news

SKĐS - Dư luận quốc tế tiếp tục phản đối hành động của Trung Quốc tại Biển Đông. Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 20/7 đã bày tỏ quan ngại về những thông tin rằng Trung Quốc đang cản trở hoạt động dầu khí của các nước khác ở Biển Đông, chỉ trích Bắc Kinh có hành động động khiêu khích và gây bất ổn tại vùng biển này.

Theo hãng tin AFP, Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại về những thông tin rằng Trung Quốc đang cản trở hoạt động dầu khí của các nước khác ở Biển Đông, chỉ trích Bắc Kinh có hành động động khiêu khích và gây bất ổn tại vùng biển này. “Việc Trung Quốc tiến hành cải tạo và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông, cùng với các hành động khác nhằm khẳng định những đòi hỏi bất hợp pháp của Bắc Kinh ở vùng biển này, bao gồm cả việc sử dụng quân sự trên biển để hăm dọa, cưỡng ép, và đe dọa các quốc gia khác, là hành động làm xói mòn hòa bình và an ninh khu vực”, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nêu rõ.Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định những hành động như vậy của Trung Quốc đe dọa hòa bình và an ninh khu vực. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, những hành động này đang can thiệp vào việc thăm dò và sản xuất dầu mỏ cũng như khí đốt mà các nước đã tiến hành từ lâu, đặc biệt là của Việt Nam.

Trước đó, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 thuộc cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc, được triển khai đến vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, mà không có sự cho phép của Việt Nam trong hoạt động vì mục đích thương mại, là vi phạm luật pháp quốc tế. Tàu Hải Dương Địa Chất 8 được hai tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống đã vi phạm quyền tài phán và quyền chủ quyền trong vùng EEZcủa Việt Nam.Trung Quốc cho rằng nếu tiếp tục sách lược “xâm chiếm” theo thời gian, họ có thể tạo ra "nguyên trạng" mới ở Biển Đông thông qua các hành động của mình - xây dựng lực lượng, quân sự hóa, bồi lấp đảo… Từ đó, họ có thể thống trị khu vực và sử dụng nó như đòn bẩy chiến lược trong kiểm soát các vụ việc ở Biển Đông.Cách đây 3 năm Tòa Trọng tài quốc tế PCA đã đưa ra phán quyết trong vụ kiện của Philippines rằng tuyên bố về quyền lịch sử và đường chín đoạn của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.

Trong một diễn biến mới nhất, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng những cáo buộc của Mỹ là một sự vu cáo. Tuy nhiên dư luận quốc tế không đồng tình với quan điểm trên.

Bộ Quốc phòng Australia mới đây đã phản ứng trước việc Trung Quốc thử tên lửa tại Biển Đông. Tờ Người Australia dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng nước này cho biết, Australia không đứng về phía bên nào trong tranh chấp tại Biển Đông song nước này có mối quan tâm sâu sắc tới sự ổn định của khu vực. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Australiakhẳng định “Australianhận thức được các cuộc tập trận tên lửa đạn đạo của Trung Quốc ở Biển Đông. Australiaquan ngại về hành động của bất kỳ bên nào có thể làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và kêu gọi tất cả các bên có những bước đi có ý nghĩa làm giảm bớt căng thẳng và tạo dựng niềm tin, bao gồm cả việc thông qua đối thoại”.

Dư luận quốc tế tiếp tục phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển ĐôngTiến sỹ Collin Koh Swee Lean, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore nói rằng “Trung Quốc cần biết họ không thể muốn làm gì thì làm".

Việc Trung Quốc xây dựng củng cố các đảo nhân tạo được cho là bước chuẩn bị cho các hành động lần này của Trung Quốc ở Biển Đông.Giới phân tích cho rằng hành động của Trung Quốc ở bãi Tư Chính có thể là kết quả của một tính toán chiến lược ở cấp cao. “Có vẻ như Trung Quốc đang có một sự tính toán mới trong khu vực để chống lại thái độ quyết đoán của Mỹ bằng cách gây áp lực trên các quốc gia trong khu vực, nắn gân Mỹ”, Giáo sư Carl Thayer Học viện Quốc phòng Australia nhận định.

Tiến sĩ Collin Koh Swee Lean, nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, nói Việt Nam đến nay là bên lên tiếng mạnh mẽ với Trung Quốc trên Biển Đông. Theo ông, các tổ chức khu vực có ảnh hưởng như ASEAN nên chính thức bày tỏ quan ngại về diễn biến lần này“Trung Quốc cần biết họ không thể muốn làm gì thì làm".

Về phần mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: "Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Việt Nam đã nhiều lần tiếp xúc với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982./.


N.Quang
Ý kiến của bạn