Các tỉnh còn lại tiếp tục căn cứ tình hình dịch bệnh tại địa phương để quyết định cho học sinh đi học trở lại vào thời điểm thích hợp.
Trước khi cho học sinh trở lại trường, các nhà trường phải thực hiện việc phun khử khuẩn trường học, sát khuẩn bàn ghế, dụng cụ dạy học...
Thời gian qua, Ban Chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và các đơn vị thuộc Bộ đã luôn bám sát, nắm bắt tình hình dịch bệnh, cập nhật, chủ động, tích cực chỉ đạo triển khai kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong toàn ngành.
Chủ động rà soát các văn bản, phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế hướng dẫn các nhà trường triển khai kịp thời các nhiệm vụ trong bối cảnh dịch bệnh; quán triệt cho cán bộ, công chức và người lao động thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và quy định 5K của Bộ Y tế.
Về một số giải pháp phòng, chống COVID-19 trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến của dịch bệnh và bám sát chỉ đạo của cấp trên về phòng, chống dịch Covid -19, dự báo tình hình dịch bệnh để chỉ đạo các nhà trường.
Cùng với đó, xây dựng các kịch bản ứng phó với các tình huống dịch bệnh như điều chỉnh khung kế hoạch giáo dục thời gian năm học 2020-2021 tương ứng với dự kiến diễn biến tình hình của dịch bệnh. Đồng thời, tổ chức dạy học trực tuyến đảm bảo chất lượng theo yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục. Tập huấn giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục mới hiệu quả và chất lượng...
Liên quan đến phòng chống COVID-19, Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Y tế ban hành văn bản hướng dẫn quy trình xử trí các trường hợp F0 và quy trình cách ly tại chỗ các trường hợp F1, F2 và F3 liên quan đến trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, cán bộ, nhân viên, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục.
Bộ GD&ĐT cũng cho biết, đến nay, đã có 32.060 trường học, chiếm tỷ lệ 63%, đã triển khai cài đặt và sử dụng ứng dụng An toàn COVID-19 trong thời gian 1 tháng qua (từ ngày 18/1-18/2/2021).
- Thực hiện việc phun khử khuẩn trường học, sát khuẩn bàn ghế, dụng cụ dạy học, sát khuẩn ôtô đưa đón học sinh, bố trí chậu rửa, xà phòng, nước sát khuẩn.
- Phổ biến cho cha mẹ học sinh để hợp tác trong việc khai báo y tế, sàng lọc những trường hợp có liên quan tới vùng dịch hoặc người bị nhiễm dịch, kiểm tra thân nhiệt cho học sinh trước khi đến trường, chuẩn bị bình uống nước cá nhân để học sinh không dùng chung.
- Hạn chế tập trung đông người, tổ chức các hoạt động ngoài trời, khuyến cáo cán bộ, giáo viên, học sinh đeo khẩu trang khi đến trường.
Đỗ Vi




-
Rủ nhau tắm biển, 4 học sinh ở TP Cam Ranh tử vong
SKĐS - Ngày 19/4, lãnh đạo UBND TP.Cam Ranh (Khánh Hòa) cho biết tại khu vực biển Bãi Dài vừa xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến cho 4 học sinh thiệt mạng. -
-
Bộ Y tế yêu cầu Hoà Bình lập hội đồng chuyên môn đánh giá vụ việc sản phụ tử vong
-
Manulife Việt Nam tri ân món quà bảo vệ tới đội ngũ bác sĩ tại các bệnh viện phụ sản
-
Giữ thai an toàn trong 5 tuần cho thai phụ bị mở cổ tử cung, nguy cơ vỡ ối sớm
-
Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 50%, Viêm màng não do não mô cầu nguy hiểm ra sao?
-
-
Hút chân không thực phẩm có phải là “kẻ tội đồ” sản sinh độc tố Botulinum gây ngộ độc chết người?
-
Chuyên gia đầu ngành của BV Chợ Rẫy đến Kiên Giang hỗ trợ chống dịch COVID-19
-
Phẫu thuật thành công u gốc lưỡi hiếm gặp cho trẻ 21 ngày tuổi
-
{VIDEO] Phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin phòng COVID-19
-
[Video] Người dân "là tai, là mắt", nếu thấy nhập cảnh trái phép báo ngay chính quyền địa phương
-
[Infographic] Khuyến cáo của WHO về tiêm vắc xin phòng COVID-19
-
Yên Bái ghi nhận ca mắc COVID-19 sau khi nhập cảnh
-
Ngộ độc vì chơi “chất nhờn ma quái”