Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký báo cáo của Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội về công tác quản lý cán bộ, công chức. Một trong những nội dung báo cáo đề cập đến là vấn đề cải cách chính sách tiền lương (cải cách tiền lương).
Theo nội dung báo cáo nói trên, thực hiện ý kiến của Bộ Chính trị và Quốc hội, Chính phủ sẽ trình Trung ương, Quốc hội việc thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW kể từ ngày 1/7/2024.
Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 21/5/2018 đã đề ra các mục tiêu cụ thể trong việc cải cách tiền lương cũng như các chính sách liên quan; trong đó có nội dung về việc cải cách tiền lương quân đội.
Cụ thể, nghị quyết nêu rõ về việc xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm:
- 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).
- 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an.
- 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Nếu thời điểm thực hiện cải cách tiền lương đúng theo dự kiến là từ ngày 1/7/2024 thì từ thời gian này sẽ tiến hành cải cách tiền lương quân đội.
Về nội dung cải cách cụ thể theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, bảng lương quân đội sẽ được tính theo số tiền cụ thể theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, bảo đảm tương quan với tiền lương trên thị trường lao động và có cơ cấu tiền lương gồm:
Lương quân đội = Lương cơ bản (70% tổng quỹ lương) + phụ cấp (30% quỹ lương). Bổ sung thêm tiền thưởng, chiếm khoảng 10% quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.
Ngoài ra, trong cải cách tiền lương có nội dung sẽ bãi bỏ hệ số lương và mức lương cơ sở.
Như vậy, bảng lương quân đội sẽ được xây dựng tương ứng các bảng lương mới gồm: Một bảng lương sĩ quan quân đội căn cứ theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm; trong đó phải giữ tương quan tiền lương giữa lực lượng vũ trang (gồm quân đội) với công chức hành chính hiện nay.
Đồng thời, Nghị quyết số 27-NQ/TW cũng có nhiều điều chỉnh về phụ cấp của đối tượng lực lượng vũ trang.
Theo đó, quân đội, công an, cơ yếu không bị bãi bỏ phụ cấp thâm niên; đồng thời, được hưởng các loại phụ cấp sau đây: Phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng; phụ cấp lưu động và phụ cấp đặc thù cho quân đội.
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề) sẽ bị bãi bỏ.
MỜI ĐỘC GIẢ XEM THÊM:
>>> Thu nhập của người lao động tăng thế nào khi cải cách tiền lương năm 2024?
>>> Những người có thể bị cắt lương hưu cần biết ngay
>>> Những người nào được tăng lương hưu cao nhất từ năm 2023?
>>> Tin vui cho hàng triệu người hưởng lương hưu khi cải cách tiền lương năm 2024
>>> Người lao động cần biết ngay tuổi nghỉ hưu năm 2024 tăng lên bao nhiêu
>>> Thông tin quan trọng hàng triệu người hưởng lương hưu tháng 10/2023 cần biết ngay
>>> Hàng loạt chính sách mới về tiền lương, việc làm có hiệu lực từ tháng 10/2023