Đột quỵ và những điều bạn cần biết để tránh gặp nguy hiểm

15-04-2020 16:46 | Y học 360
google news

SKĐS - Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) được biết đến là căn bệnh vô cùng nguy hiểm - nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. Trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh sẽ giúp bạn tìm ra cách phòng ngừa và cải thiện hiệu quả.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ là tình trạng một hoặc nhiều vùng não bị tổn thương do mạch máu não tắc hoặc vỡ. Khi đó, vùng não không được cung cấp máu kịp thời sẽ bị tổn thương, mất khả năng điều khiển các cơ quan trong cơ thể.

Đột quỵ được chia thành 2 loại là nhồi máu não và xuất huyết não. Đột quỵ nhồi máu não chiếm hơn 80% tổng số trường hợp, xảy ra khi có cục máu đông xuất hiện làm tắc mạch máu não, ngăn cản máu lưu thông lên cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho não. Đột quỵ xuất huyết não chiếm gần 20% tổng số trường hợp, xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ, các chất phóng thích từ hồng cầu lan ra và làm tổn thương những tế bào não xung quanh. Đột quỵ xuất huyết não tuy chiếm tỷ lệ thấp hơn nhưng nguy cơ gây tử vong cao và di chứng nghiêm trọng hơn so với đột quỵ nhồi máu não.

>>> Xem thêm: Triệu chứng của đột quỵ TẠI ĐÂY.

Đột quỵ có thể gây ra những hậu quả gì?

Đột quỵ vẫn luôn được biết đến là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu thế giới vì những hậu quả nghiêm trọng mà nó có thể mang lại. Cụ thể, bệnh đột quỵ có khả năng:

Gây tử vong

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. Nguy cơ tử vong cao khi người bệnh không được cấp cứu kịp thời.

Bệnh đột quỵ có thể gây ra những hậu quả nặng nề (ảnh minh họa)

Di chứng tàn tật

Đột quỵ làm tổn thương não bộ. Nếu may mắn không tử vong, người bệnh vẫn có thể bị tàn tật với những di chứng nặng nề như: Liệt nửa người, méo miệng, mờ mắt, suy giảm trí nhớ,… Người đột quỵ thường phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác nên dễ khiến họ rơi vào trầm cảm, thấy mình như đang trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Phòng ngừa đột quỵ bằng cách nào?

Để ngăn chặn đột quỵ, trước hết, bạn cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ. Nếu mắc bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh tim,… thì bạn cần theo dõi sát sao các chỉ số và ứng biến kịp thời khi nhận thấy những thay đổi sức khỏe bất thường. Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng chế độ sống lành mạnh, khoa học để cải thiện thể lực, tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ. Cụ thể:

Chế độ sống khoa học giúp giảm nguy cơ đột quỵ (ảnh minh họa)

Chế độ ăn uống

Bạn nên hạn chế thực phẩm nhiều muối, giàu đạm, chất béo như: Các loại thịt đỏ, nội tạng động vật,… và bổ sung chế độ ăn với những loại trái cây giàu kali và vitamin C như: Chuối, cam, bưởi,... Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt và rau quả nhiều chất xơ như: Đậu, hạnh nhân, súp lơ, rau cải,… cũng được khuyên dùng vì chúng có tác dụng giảm cholesterol, tăng tuần hoàn, phòng ngừa cục máu đông, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ.

Chế độ sinh hoạt và luyện tập

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, giúp não bộ khỏe mạnh hơn.

Bên cạnh đó, bạn cần ngủ đủ giấc, tránh uống rượu bia, hút thuốc lá và không dùng các chất kích thích bởi những điều này có thể làm tăng cholesterol, tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch, từ đó làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.

>>> Xem thêm: Các phương pháp giúp phục hồi chức năng sau đột quỵ TẠI ĐÂY.

Giải pháp từ thảo dược giúp ngăn ngừa và hỗ trợ đẩy lùi đột quỵ hiệu quả

Về cơ bản, điều quan trọng khi “đối đầu” với đột quỵ là phải tích cực phòng ngừa để bệnh không có cơ hội khởi phát. Trong trường hợp bệnh đã xảy ra, sau khi điều trị ổn định, mỗi người cần luyện tập thường xuyên và có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược bổ sung để cải thiện các di chứng, ngăn ngừa tái phát, trong đó có Nattospes.

Nattospes có thành phần chính từ nattokinase. Đây là một loại enzyme chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp làm Natto - món ăn truyền thống giàu dinh dưỡng của người Nhật Bản. Khi đi vào cơ thể, nattokinase trở thành chất xúc tác sinh học có khả năng phá hủy fibrin (sợi tơ huyết tạo nên cục máu đông - tác nhân gây ra hơn 80% số ca đột quỵ) theo 2 con đường: Một là nó trực tiếp làm tiêu sợi fibrin, hai là nattokinase kích thích một loạt các yếu tố khác trong máu sản sinh plasmin (enzyme nội sinh trong cơ thể có khả năng làm tan fibrin), nhờ đó ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các cục máu đông, giúp phòng ngừa đột quỵ từ sớm.

Không chỉ có tác dụng phòng ngừa và ngăn chặn sự hình thành cục máu đông, nattokinase còn giúp hạ huyết áp. Cơ chế hoạt động của nattokinase còn giúp tăng tuần hoàn, lưu thông máu, củng cố chức năng não, từ đó cải thiện hiệu quả các di chứng sau đột quỵ. Do vậy, nattokinase vừa giúp giảm nguy cơ đột quỵ và giảm nguy cơ tái phát đột quỵ.

Những ưu điểm của nattokinase đã được tổng hợp lại dưới dạng viên nang tiện dùng, đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes. Sản phẩm có thành phần từ tự nhiên nên an toàn, không gây tác dụng phụ và không tương tác với các thuốc điều trị khác, đặc biệt đã được nghiên cứu lâm sàng đánh giá hiệu quả hỗ trợ cải thiện đột quỵ tốt.


Nattospes giúp hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

>>> Xem thêm phân tích của chuyên gia về công dụng của nattokinase TẠI ĐÂY.

Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nắm bắt đầy đủ thông tin về bệnh sẽ giúp bạn có cách bảo vệ bản thân cũng như những người thân yêu một cách hiệu quả. Hãy chăm sóc bản thân thật tích cực để xua tan nỗi lo đột quỵ.

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh đột quỵ cũng như sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài miễn cước cuộc gọi 18006305; hotline (ZALO/VIBER): 0917185170/ 0917230950.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.



Hoài Anh
Ý kiến của bạn