Hà Nội

Đột quỵ ở người cao tuổi điều trị khó, vì sao?

21-03-2023 18:40 | Y tế
google news

SKĐS - Cụ ông 92 tuổi, tỉnh Vĩnh Phúc, tiền sử sức khỏe bình thường, sáng sớm dậy có biểu hiện nói ngọng, phản ứng chậm, nghi ngờ bị đột quỵ

Ngay lập tức gia đình đưa cụ ông vào, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cấp cứu.

Người bệnh được các bác sĩ thăm khám, chỉ định chụp cắt lớp mạch máu não. Kết quả cho thấy, người bệnh bị tắc hoàn toàn động mạch cảnh trong bên trái.

Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não cấp do tắc động mạch cảnh trong trái giờ thứ 3 và được chỉ định can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ qua đường động mạch. 

Đột quỵ ở người cao tuổi điều trị khó, vì sao? - Ảnh 1.

Sau 5 ngày điều trị tích cực, tình trạng liệt của người bệnh được cải thiện rõ rệt

60 phút kể từ khi vào viện, mạch máu của người bệnh được tái thông hoàn toàn. Người bệnh tiếp tục được điều trị, chăm sóc tích cực. 

Sau 3 ngày, người bệnh tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Hiện, người bệnh đang được tập phục hồi chức năng tích cực theo phác đồ chuẩn từ Chương trình AVANT - Chương trình hợp tác giữa Áo và Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Tổng hội Y học Việt Nam và Tổ chức Đột quỵ thế giới nhằm đào tạo kiến thức phục hồi chức năng sau đột quỵ não cho cán bộ y tế.

Theo BSCKI. Nguyễn Anh Minh, đây là ca bệnh khó bởi là người cao tuổi, thành mạch đã yếu. Với mong muốn người bệnh sớm phục hồi sức khỏe, giảm thiểu tối đa các biến chứng, ê kip đã tập trung cao độ và ca can thiệp thành công trong sự vui mừng của gia đình và bác sĩ. 

Đối với người cao tuổi bị đột quỵ, trong thời gian cấp cứu - "thời gian vàng", bác sĩ điều trị cần phải cân nhắc rất kỹ khi dùng thuốc tiêu sợi huyết. 

Thứ 2 là can thiệp mạch. Với bệnh nhân tuổi cao, đặc biệt trên 90 tuổi, mạch máu đã "xuống cấp", và có biến dạng. Như trường hợp bệnh nhân này, đã biến dạng mạch vùng đùi, mạch vùng bụng, để đưa ống đến vị trí bị tắc để thông là rất khó.

Thứ 3, ở người cao tuổi điều trị lâu dài hơn, do não tổn thương bị "chết"đi, cần thời gian điều trị tái tạo tế bào não. "Người già quá trình lão hóa cao hơn quá trình tái sinh nên hiệu quả điều trị sẽ kéo dài so với người trẻ", bác sĩ Minh nói. 

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới, đặc biệt là đối với người cao tuổi. 

Vì vậy, việc nâng cao nhận thức và áp dụng các phương pháp chăm sóc sức khỏe hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu tỷ lệ tử vong và tối đa hóa chất lượng cuộc sống cho người dân. 

Đối với những trường hợp có triệu chứng nói khó, chóng mặt, đột ngột mất ý thức, vận động cần đưa đến ngay cơ sở y tế có chuyên ngành về đột quỵ để được khám, phát hiện, điều trị kịp thời, tránh biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam nói gì về vụ ngộ độc do ăn cá chép muối ủ chua?Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam nói gì về vụ ngộ độc do ăn cá chép muối ủ chua?

SKĐS - Vụ ngộ độc do ăn cá chép muối ủ chua khiến 10 người nhập viện, trong đó có 1 người tử vong đang thu hút sự chú ý của dư luận. Phóng viên đã phỏng vấn TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam để hiểu rõ hơn về vụ việc và biện pháp ngăn chặn các ca ngộ độc có thể xảy.



Hồng Hà (CDC Phú Thọ)
Ý kiến của bạn