1. Mùa hè, đột quỵ thường “ghé thăm” ai?
Bạn có biết rằng, cứ mỗi 5 độ C tăng thêm trong phạm vi nhiệt độ trung bình của 3 ngày thì mức độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ tăng khoảng 67%. Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) thực hiện phân tích dữ liệu từ 9.249 bệnh nhân đột quỵ ở bệnh viện trên toàn quốc.
Vậy cớ gì mà oi bức và đột quỵ lại "bắt tay" nhau? Theo TS Min Kyoung Kang - trưởng nhóm nghiên cứu, những biến độ về nhiệt độ đã ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh tự trị - có vai trò điều chỉnh nhịp tim, huyết áp và nhịp thở.
Đứng đầu sổ trong danh sách “cảm tình viên” của đột quỵ trong mỗi mùa nắng đổ lửa là người lớn trên 60 tuổi sức chịu đựng kém, nhiều nguy cơ bệnh tật, phản xạ khát kém nên dễ có nguy cơ bị thiếu nước và đưa đến đột quỵ. Kế nữa là nhóm người có bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, tăng mỡ máu… vốn dĩ đã tiềm ẩn nguy cơ, nay càng gia tăng do thời tiết gay gắt.
Ngay cả những nhóm người thường xuyên làm việc ngoài trời, dưới ánh nắng trực tiếp như nông dân, công nhân lò cao, người tham gia giao thông, công nhân xây dựng... cũng dễ bị đột quỵ “ghé thăm” do thời gian làm việc ngoài trời dài, uống ít nước có thể phá hỏng cơ chế điều hòa thân nhiệt.
Mặt khác, mùa hè, rượu bia trở nên “đắt khách” vì trở thành nước giải khát của nhiều quý ông, cộng thêm thuốc lá, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ phòng máy lạnh ra môi trường bên ngoài hoặc ngược lại, tắm ngay sau khi đi nắng về… đều là những thói quen xấu, yếu tố nguy cơ “cộng thêm” khiến đột quỵ có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào.
2. Nhầm lẫn nguy hiểm giữa đột quỵ và cảm mạo
Mùa hè, không chỉ đột quỵ mà còn nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Trong Y học cổ truyền, một tình trạng thường gặp trong thời tiết này là trúng gió (cảm mạo). Những triệu chứng như nhức đầu, xây xẩm khiến chúng ta dễ nhầm lẫn giữa cảm mạo và đột quỵ, dẫn đến cách xử lý sai, nguy hiểm cho người bệnh.
Thực tế, cảm mạo chỉ đưa đến tình trạng hơi mệt hơn so với bình thường nhưng vẫn tỉnh táo. Ngoài biểu hiện của đau đầu sẽ kết hợp với ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng… có thể dùng thuốc thông thường là khỏi, hoặc không cần sử dụng thì cơ thể cũng sẽ tự khỏi sau vài ngày.
Còn với đột quỵ, dấu hiệu điển hình để nhận biết đó chính là xây xẩm, chóng mặt, tê yếu, liệt nửa người, có thể hồi phục (gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua) hoặc không hồi phục. Đau đầu của đột quỵ sẽ rất dữ dội, đột quỵ (trong trường hợp đột quỵ xuất huyết não người bệnh nhân sẽ có cảm giác đau đầu như búa bổ và thường kết hợp tăng huyết áp). Bên cạnh đó, khi bị đột quỵ người bệnh còn có dấu hiệu rối loạn ý thức, nói khó, nói ngọng, nói líu lưỡi, lơ mơ và hôn mê.
Quá trình đột quỵ diễn ra rất nhanh, nếu như không được kịp thời phát hiện, cấp cứu và xử lýđiều trị đúng cách thì nếu nặng sẽ dẫn đến tử vong, hoặc có may mắn qua khỏi thì chịu di chứng tàn tật suốt đời. Vì vậy, điều quan trọng là cần nhận biết, đánh giá đúng các tình trạng của cơ thể để có hướng xử trí kịp thời.
3. Ngăn ngừa đột quỵ: Khó mà dễ
So với việc để xảy ra đột quỵ gây tốn kém từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng, mất khả năng lao động và trở thành gánh nặng của gia đình thì việc phòng ngừa hữu hiệu, tiết kiệm hơn nhiều. Các chuyên gia đánh giá, khoảng 80% các trường hợp đột quỵ có thể ngăn ngừa từ xa chỉ bằng những hành động đơn giản.
Vào mùa hè, nhất là những ngày nắng nóng đỉnh điểm, mỗi người nên chủ động theo dõi thời tiết để lên kế hoạch hoạt động phù hợp. Người cao tuổi, người có bệnh tim mạch, hoặc đã từng đột quỵ được khuyến cáo không nên đi lại, làm việc vào ngày nắng nóng, nhất là cao điểm từ 10 đến 16 giờ.
Lúc đói, khát, mệt cần hạn chế hoạt động gắng sức. Nên tránh đột ngột di chuyển từ phòng điều hòa ra ngoài nắng ngay hoặc ngược lại, phải có thời gian thích ứng với nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ điều hòa trong phòng tốt nhất là duy trì từ 26 đến 28 độ C. Để làm mát nhà không cần điều hòa, có thể che nắng, mở cửa cho thông thoáng và bật quạt. Nên uống nước thường xuyên, dùng thêm nước trái cây, rau xanh để bù lại lượng nước đã mất.
Ngoài việc giữ tinh thần thoải mái, ăn uống lành mạnh, tăng cường trái cây rau quả, ngủ đủ giấc, cần kiểm soát huyết áp và đường huyết, tránh xa rượu bia, thuốc lá, khám sức khỏe định kỳ để tầm soát nguy cơ đột quỵ. Với những người đã từng bị đột quỵ, cần phải lưu ý những điều như trên, nhưng cần thận trọng hơn. Họ phải theo dõi sức khỏe thường xuyên, dùng thuốc theo chỉ định và đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Đậu tương lên men (Nattokinase), gạo đỏ lên men (Red Rice) là những thực phẩm vàng giúp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ cho người trên tuổi 50 (Ảnh minh họa)
Để giữ vững phong độ sức khỏe dưới nắng hè, tùy theo mỗi thể trạng có thể bổ sung thực phẩm hỗ trợchức năng chứa enzym nattokinase - nguyên liệu Nhật Bản được chứng minh tốt cho sức khỏe tim mạch, huyết áp, mỡ máu cao, nuôi dưỡng mạch máu giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, hỗ trợ việc lưu thông máu lên não tốt hơn. Ưu tiên chọn sản phẩm có cơ sở khoa học, chất lượng quốc tế.
ưu tiên chọn sản phẩm có cơ sở khoa học, chất lượng quốc tế. Những sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng hiện nay là NattoEnzym, NattoEnzym 1000 chứa nattokinase tự nhiên. Ngoài ra, còn có NattoEnzym Red Rice bổ sung thêm men gạo đỏ giảm mỡ máu, làm bền thành mạch. Tất cả đều đạt chất lượng JNKA Nhật Bản.
NATTOENZYM Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông Những sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng hiện nay là NattoEnzym, NattoEnzym 1000 chứa nattokinase tự nhiên. Ngoài ra, còn có NattoEnzym Red Rice bổ sung thêm men gạo đỏ giảm mỡ máu, làm bền thành mạch. Tất cả đều đạt chất lượng JNKA Nhật Bản. Sản phẩm NattoEnzym có 3 phiên bản: NattoEnzym hàm lượng 670FU nattokinase/ viên, NattoEnzym hàm lượng 1000FU nattokinase/viên và NattoEnzym Red rice bổ sung men gạo đỏ. - TPBVSK viên nang "NattoEnzym - Hỗ trợ làm tan cục máu đông, Nguyên liệu Nhật Bản" hỗ trợ làm tan cục máu đông, hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành huyết khối, hỗ trợ tăng tuần hoàn và giảm nguy cơ di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch. - TPBVSK viên nang "NattoEnzym 1000 - Hỗ trợ làm tan cục máu đông, Nguyên liệu Nhật Bản" hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành huyết khối, hỗ trợ giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. - TPBVSK viên nang "NattoEnzym Red Rice - Hỗ trợ làm tan cục máu đông, Nguyên liệu Nhật Bản" hỗ trợ giảm cholesterol máu và hỗ trợ làm tan cục máu đông, hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu. Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và tắc nghẽn mạch máu. Cả 3 phiên bản đều có dấu xác nhận JNKA từ Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản NattoEnzym dùng hiệu quả cao cho người bị huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu và người có nguy cơ bị huyết khối. Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang - thành viên Hiệp hội JNKA. Liên hệ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, Pphường An Hòa, Qquận Ninh Kiều, Cần Thơ. Điện thoại: 02713.891433. Xem thêm tại: https://nattoenzym.dhgpharma.com.vn/ Không dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Ngưng sử dụng trước khi phẫu thuật. Thận trọng khi dùng cho phụ nữ trong giai đoạn hành kinh, những người máu chậm đông hoặc đang chảy máu cấp tính. Giấy phép quảng cáo số 2097/2020/ATTP-XNQC Thực phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |