Đột quỵ, liệu có thể chặn từ gốc?

19-04-2021 14:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Đột quỵ đã và đang gây ra nhiều hệ lụy. Từ một người bình thường khi trải qua cơn đột quỵ, họ trở thành tàn phế, không còn khả năng tự chăm sóc bản thân, là gánh nặng cho chính bản thân, gia đình và xã hội. Liệu chúng ta có thể ngăn chặn căn bệnh này?

80% đột quỵ có thể ngăn ngừa được

Trên thế giới cứ 6 giây có 1 người bị đột quỵ, 6 triệu người tử vong mỗi năm và 5 triệu người sống sót với các di chứng nặng nề. Tại nước ta, hiện nay đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, trên cả ung thư. Nếu may mắn sống sót sau đột quỵ thì di chứng để lại cũng nặng nề không kém “án tử”.

Theo thống kê, chỉ 25-30% người sau đột quỵ có thể tự đi lại phục vụ chính mình, 20-25% đi lại khó khăn cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt hằng ngày và 15-25% phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

image001 (3)

Đột quỵ khiến người bệnh đối diện với nhiều di chứng, mất dần hứng thú với cuộc đời (Ảnh minh họa)

Đáng lưu ý, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi có xu hướng tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới. 1/3 số trường hợp mắc “căn bệnh của người già” này lại nằm ở những người trẻ từ 40 tuổi trở xuống.

Nguyên nhân hàng đầu gây nên đột quỵ não ở người trẻ tuổi là bệnh lý bẩm sinh như phình mạch não, dị dạng mạch máu não. Cùng với đó là áp lực công việc, cuộc sống khiến nảy sinh nhiều thói quen xấu như ít vận động, thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, thức khuya, ăn nhiều đồ ăn nhanh, các thực phẩm góp phần gây ra mỡ máu cao, dẫn đến nguy cơ xơ vữa động mạch.

Hơn nữa, ngày nay bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường - những nguyên nhân quan trọng dẫn đến đột quỵ não cũng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Theo các thống kê, ở người trẻ bị đột quỵ, căn bệnh đái tháo đường hiện diện đến 30% các trường hợp và tăng huyết áp là khoảng 10%. Đặc biệt với khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ người bị đột quỵ nhồi máu não trẻ tuổi có đái tháo đường lên tới 54,8%.

Chính vì vậy, “chìa khóa vàng” để ngăn ngừa di chứng, giảm thiểu khiếm khuyết, nguy cơ tử vong do đột quỵ, cách tốt nhất là chủ động phòng bệnh. Nhiều chuyên gia khẳng định, gần 85% trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa được nếu biết trân quý sức khỏe để thực hiện tốt các khuyến cáo đặt ra.

Bạn cần làm gì nếu có nguy cơ đột quỵ?

Phòng ngừa đột quỵ có hai dạng tiên phát và thứ phát. Tiên phát là người  chưa đột quỵ, chỉ có yếu tố nguy cơ như rung nhĩ, cao huyết áp, đái tháo đường. Phòng ngừa thứ phát là người đã bị đột quỵ và may mắn phục hồi tốt, thoát khỏi nguy cơ tử vong, phải sử dụng thuốc để phòng ngừa biến cố đột quỵ tiếp theo.

Hiện nay, cả hai vấn đề tiên phát và thứ phát đều đã có đầy đủ cách cũng như thuốc để giúp người bệnh giảm nguy cơ.

Ngoại trừ một số nhóm yếu tố nguy cơ không thể tác động thay đổi được như tuổi tác (tuổi càng cao nguy cơ đột quỵ càng lớn); giới tính (nam bị nhiều hơn nữ); chủng tộc (người da đen đột quỵ cao nhất, đến người da vàng và cuối cùng là người da trắng); hoặc do di truyền (bệnh động mạch não di truyền trội theo nhiễm sắc thể thường) thì việc phòng ngừa được xem là “bất khả thi”.

Còn những yếu tố khác thuộc nhóm tác động thay đổi được như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim, tăng cholesterol máu, đái tháo đường, hút thuốc lá, nghiện rượu, béo phì, lười vận động... thì hoàn toàn có thể phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.

image002

Kiểm soát huyết áp là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn dự phòng được cơn đột quỵ trong tương lai (Ảnh minh họa)

Điều bạn có thể làm đó là thay đổi lối sống như tăng cường vận động, cai thuốc lá, tránh xa rượu, kiểm soát tốt cân nặng. Đồng thời phải kiểm soát tốt các bệnh lý đang mắc phải. Chẳng hạn, nếu bị tăng huyết áp, đái tháo đường cần khám bệnh và sử dụng thuốc đều đặn theo toa bác sĩ, chủ động theo dõi mức huyết áp, đường huyết cũng trong chế độ dinh dưỡng cần tránh ăn mặn, giảm ăn ngọt.

Nếu bị rối loạn mỡ máu cần năng vận động hơn nữa, tránh ăn dầu mỡ và các thức ăn chiên xào, ăn nhiều rau; đối với chất đạm nên ăn cá, ít ăn thịt, đôi khi cần phải dùng thuốc để cải thiện tình trạng. Nếu bị rung nhĩ (một dạng rối loạn nhịp tim) cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và cho thuốc phòng tránh có cục máu đông trong tim.

image003

Nếu thấy xây xẩm, đau đầu dữ dội, tê yếu tay chân… hãy đến bệnh viện ngay (Ảnh minh họa)

Nếu bị cơn thiếu máu não thoáng qua, thân nhân của người bệnh cần biết các triệu chứng của bệnh (giống như bị đột quỵ) như xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân… để có thể phát hiện bệnh kịp thời. Khi có triệu chứng gợi ý đột quỵ thì phải nhanh chóng đến cơ sở y tế có đơn vị can thiệp đột quỵ để được xử lý càng sớm càng tốt.

Cuối cùng, đừng bỏ qua việc khám sức khỏe định kỳ, nhất là những người trong gia đình có người thân từng bị đột quỵ thì càng cần tầm soát để biết các yếu tố nguy cơ, từ đó mới giúp khắc phục, phòng ngừa hiệu quả nhất.

Đặc biệt, không thể thiếu việc sử dụng những thực phẩm bảo vệ cho sức khỏe tim mạch, huyết áp, mỡ máu cao phòng bệnh đột quỵ. Nhất là những sản phẩm được khoa học chứng minh có tác dụng hỗ trợ làm tan cục máu đông, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, giúp cho việc lưu thông máu lên não tốt, chiết xuất lấy Enzym Nattokinase từ “món Natto” của người Nhật để dự phòng đột quỵ. Bất cứ sản phẩm nào chứa nattokinase có dấu JNKA cũng được Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) kiểm nghiệm chất lượng nghiêm ngặt, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.

NATTOENZYM

Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông

Sản phẩm NattoEnzym có 3 phiên bản: NattoEnzym hàm lượng 670FU nattokinase/ viên, NattoEnzym hàm lượng 1000FU nattokinase/viên và NattoEnzym Red rice bổ sung men gạo đỏ.

- TPBVSK viên nang "NattoEnzym - Hỗ trợ làm tan cục máu đông, Nguyên liệu Nhật Bản" hỗ trợ làm tan cục máu đông, hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành huyết khối, hỗ trợ tăng tuần hoàn và giảm nguy cơ di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

- TPBVSK viên nang "NattoEnzym 1000 - Hỗ trợ làm tan cục máu đông, Nguyên liệu Nhật Bản" hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành huyết khối, hỗ trợ giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.

- TPBVSK viên nang "NattoEnzym Red Rice - Hỗ trợ làm tan cục máu đông, Nguyên liệu Nhật Bản" hỗ trợ giảm cholesterol máu và hỗ trợ làm tan cục máu đông, hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu. Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và tắc nghẽn mạch máu.

image005

Cả 3 phiên bản đều có dấu xác nhận JNKA từ Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản

NattoEnzym dùng hiệu quả cao cho người bị huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu và người có nguy cơ bị huyết khối.

Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang - thành viên Hiệp hội JNKA.

Liên hệ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: 02713.891433.

Xem thêm tại: https://nattoenzym.dhgpharma.com.vn/

Không dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Ngưng sử dụng trước khi phẫu thuật. Thận trọng khi dùng cho phụ nữ trong giai đoạn hành kinh, những người máu chậm đông hoặc đang chảy máu cấp tính.

Giấy phép quảng cáo số 2097/2020/ATTP-XNQC

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Ý kiến của bạn