Hà Nội

Đột quỵ là gì? Khi nào cần đến bệnh viện để điều trị?

11-07-2022 19:30 | Y học 360
google news

Với đội ngũ y bác sĩ có tay nghề, kinh nghiệm cao, bệnh viện Đa khoa khu vực (ĐKKV) Thủ Đức, TP.HCM sẽ là nơi đến an tâm chữa đột quỵ cho người bệnh.

Đột quỵ là gì? Khi nào cần đến bệnh viện để điều trị? - Ảnh 1.

Trước tiên chúng ta cần biết đột quỵ là gì? Dấu hiệu đột quỵ bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

1. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não (TBMMN) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, nếu qua khỏi thì thường để lại di chứng nặng nề và là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

2. Những dạng đột quỵ

Đột quỵ thường chia thành hai loại chính:

+ Thiếu máu não cục bộ (Nhồi máu não): chiếm khoảng 80-85%

+ Xuất huyết trong sọ, gồm hai loại:

- Xuất huyết trong não

- Xuất huyết khoang dưới nhện

Các đặc điểm lâm sàng chính của đột quỵ: bệnh thường khời phát đột ngột, tiến triển nhanh với các triệu chứng thần kinh (yếu, liệt, hôn mệ, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cảm giác, mất thị lực một hay hai bên…), có thể kèm theo: đau đầu, chóng mặt .

Đột quỵ là gì? Khi nào cần đến bệnh viện để điều trị? - Ảnh 2.

3. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ

+ Nguyên nhân của đột quỵ nhồi máu não bao gồm: xơ vữa mạch máu, mảng xơ vữa làm hẹp dần đường kinh động mạch và thậm chí bít tắc, tình trạng giảm lưu lượng máu sau chỗ hẹp nhất là khi tụt huyết áp. Tổn thương thành mạch, các bệnh lý tim hoặc bệnh huyết học có thể gây hình thành các cục máu đông, một mảnh của cục máu này trôi dọc theo dòng máu, gây bít tắc ở một động mạch nhỏ ở xa hơn. Các tổn thương thành mạch này có thể do các bệnh lý mãn tính như: tăng huyết áp (THA) , đái tháo đường (ĐTĐ) , rối loạn lipid máu,…

+ Nguyên nhân của xuất huyết não: THA là nguyên nhân hàng đầu, dị dạng động tĩnh mạch (túi phình), rối loạn đông máu và dùng thuốc kháng đông, u não xuất huyết, chấn thương….

Đột quỵ là gì? Khi nào cần đến bệnh viện để điều trị? - Ảnh 3.

Các yếu tố nguy cơ cao: hút thuốc lá, uống rượu, béo phì…

4. Phương pháp điều trị

Khu vực tổn thương của nhồi máu não thường chia làm 2 vùng: vùng hoại tử trung tâm, tế bào không có khả năng hồi phục và vùng thiếu máu tranh tối tranh sáng, nếu được tái tưới máu kịp thời vẫn có cơ hội hồi phục. Với mục đích tái thông mạch tắc sớm để cứu vãn vùng tranh tối tranh sáng, biện pháp khai thông mạch máu đã được ứng dụng và điều trị ở nhiều nước. Đây là một bước tiến quan trọng  trong điều trị thiếu máu não cấp.

Tuy nhiên, trong thực hành lâm sàng, số lượng bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này còn ít, phần lớn là do cửa sổ điều trị quá hẹp (dưới 4,5 giờ từ khi khởi phát bệnh). Song song đó, điều trị đột quỵ cấp tính cần được tiến hành tại bệnh viện. Tùy theo loại đột quỵ và nguyên nhân mà có các phương pháp điều trị khác nhau:

+  Xuất huyết não: điều chỉnh huyết áp, điều chỉnh các rối loạn đông máu nếu có, phẫu thuật giải áp lấy máu tụ, điều trị túi phình

+ Nhồi máu não: Các phương pháp đã được chứng minh và mang lại hiệu quả thực tế cho người bệnh bao gồm: chăm sóc điều trị trong đơn vị đột qụy, khai thông mạch máu (dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch và can thiệp lấy huyết khối cơ học) cho người bệnh đột quỵ thiếu máu não cấp.

 Với đội ngũ y bác sĩ có trình độ Chuyên khoa 2, Chuyên khoa 1, Thạc Sĩ có nhiều năm kinh nghiệm cùng các trang thiết bị tối tân của Bệnh viện ĐKKV Thủ Đức có kinh nghiệm trong điều trị đột quỵ não an toàn, hiệu quả.

Đột quỵ là gì? Khi nào cần đến bệnh viện để điều trị? - Ảnh 4.

Bên cạnh đó, sự phối hợp điều trị với Khoa Y học cổ truyền và khoa Phục hồi chức năng sẽ giúp cho việc hồi phục vận động do đột quỵ hiệu quả hơn.

5. Cách phòng ngừa đột quỵ

Để phòng ngừa đột quỵ cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân đột quỵ, bao gồm:

+ Tầm soát nhằm phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý: THA, ĐTĐ, rối loạn lipid máu và các bệnh lý tim mạch khác.

+ Điều chỉnh lối sống: hạn chế muối, giảm cân, ăn nhiều rau quả, ít sữa ít béo, hoạt động thể lực thường xuyên và hạn chế rượu, ngưng hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với môi trường có thuốc lá.

+ Với các bệnh nhân đã có tiền căn đột quỵ trước đó: việc dự phòng tái phát, phát hiện xơ vữa, hẹp động mạch lớn trong và ngoài sọ cần có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh.


PV
Ý kiến của bạn