Bệnh nhân có thể lưu giữ khối u của mình và bảo quản như dạng mẫu sống để giúp các bác sĩ hướng tới một lựa chọn nữa ngoài các phương pháp điều trị hiện có trong trường hợp bệnh tái phát.
Bằng cách lấy một phần khối u của bệnh nhân ung thư và cấy vào những con chuột suy giảm miễn dịch sẽ xác định loại thuốc có hiệu quả cao nhất trong trường hợp tái phát khối u hay sự tiến triển của khối u.
Các mẫu khối u sống ở những con chuột được thử nghiệm sẽ được điều trị bằng một hoặc nhiều loại thuốc để tìm ra một kết quả phù hợp nhất. Dựa trên kết quả đáp ứng thuốc trên chuột thử nghiệm các chuyên gia y tế sẽ đưa ra thuốc điều trị ung thư phù hợp cho bệnh nhân giúp quá trình điều trị ít tốn kém nhất.
Phương pháp được coi là mang tính cách mạng trong điều trị ung thư.
Ngoài ra với phương pháp này, bệnh nhân có thể lưu giữ khối u của mình và bảo quản như dạng mẫu sống để giúp các bác sĩ hướng tới một lựa chọn nữa ngoài các phương pháp điều trị hiện có trong trường hợp bệnh tái phát. Toàn bộ quá trình cấy ghép mất 12-16 tuần. Trong khoảng thời gian này bệnh nhân sẽ tiếp tục được điều trị bằng theo phác đồ chuẩn phù hợp với bệnh lý.
Phương pháp điều trị ung thư này có tên gọi TumorGraft™ giúp bệnh nhân được điều trị bằng thuốc theo quy định chính xác hơn với tác dụng phụ ít hơn bắt đầu được ứng dụng tại Singapore. Tiến sĩ David Sidransky một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng lớn nhất trong công trình về phát hiện sớm ung thư cho hay, phương pháp này đã được ứng điều trị thuốc thành công trên bệnh nhân ở Mỹ, Anh, Canada và Israel. Kết quả cấy ghép này đạt được tương quan di truyền lên tới 94% giữa các khối u ở chuột và khối u ban đầu ở bệnh nhân.
Theo các nhà nghiên cứu, nguy cơ tái phát ở bệnh nhân ung thư là 50%. Nếu áp dụng các biện pháp điều trị hiện nay, tỉ lệ điều trị thành công ở bệnh nhân ung thư tái phát là 15% trong khi đó với phương pháp TumorGraft™, tỉ lệ này có thể lên tới 80%. Đây cũng là một trong những phương pháp điều trị mới nhắm vào đích tế bào ung thư để tìm ra phương thức điều trị hiệu quả hơn, ít tổn hại đến tế bào lành.
Ngọc Anh (từ Singapore)