Hà Nội

'Đột nhập' làng làm ngựa vàng mã lớn nhất miền Bắc trước ngày Lễ Vu Lan

09-08-2022 18:06 | Xã hội

SKĐS - Hình ảnh khẩu trang, vaccine phòng COVID-19 bằng vàng mã không còn thịnh hành như năm 2021. Mùa Vu Lan năm nay, làng nghề làm vàng mã lại quay lại với sản phẩm như hình nộm ngựa, voi, thuyền rồng, nhà, xe...

“Đột nhập” làng làm ngựa vàng mã lớn nhất Miền Bắc trước ngày Lễ Vu Lan - Ảnh 1.

Mẫu vàng mã liên quan COVID-19 của năm 2021.

“Đột nhập” làng làm ngựa vàng mã lớn nhất Miền Bắc trước ngày Lễ Vu Lan - Ảnh 2.

Không giống nhiều địa phương làm hàng mã nổi tiếng khác như: làng Song Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), làng Văn Hội (xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội) chuyên sản xuất tiền vàng, quần áo và đồ trang sức thì làng Phúc Am (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) lại tập trung vào các sản phẩm như hình nộm ngựa, voi, thuyền rồng, nhà, xe... chủ yếu phục vụ cho những khách hàng đi đền, phủ, miếu...

“Đột nhập” làng làm ngựa vàng mã lớn nhất Miền Bắc trước ngày Lễ Vu Lan - Ảnh 3.

Nghề làm vàng mã “bén duyên” với người dân làng Phúc Am nhiều năm nay. Nơi đây đã trở thành “thủ phủ” sản xuất vàng mã hàng đầu tại miền Bắc.

“Đột nhập” làng làm ngựa vàng mã lớn nhất Miền Bắc trước ngày Lễ Vu Lan - Ảnh 4.

Trước đây, làng Phúc Am chuyên nghề đan rổ, giá. Thế rồi khi rổ giá bằng tre đan không còn được ưa chuộng, làng chuyển sang làm hàng mã.

“Đột nhập” làng làm ngựa vàng mã lớn nhất Miền Bắc trước ngày Lễ Vu Lan - Ảnh 5.

Anh H.T, có thâm niên 20 năm làm nghề đồ mã chia sẻ với PV rằng: "Sau Tết, người dân làng nghề tấp nập ngày đêm làm hàng để cung cấp cho thị trường dịp đầu năm, với hàng loạt mẫu đồ mã, trong đó có các mô hình vàng mã lớn có ngựa, voi, hình nộm, thậm chí cả ô tô, xe máy… đủ các kích cỡ

“Đột nhập” làng làm ngựa vàng mã lớn nhất Miền Bắc trước ngày Lễ Vu Lan - Ảnh 6.

Thông thường, từ cuối tháng 6 Âm lịch, ngay từ cổng làng, đã thấy tập nập thương lái về mua ngựa cúng tế.

“Đột nhập” làng làm ngựa vàng mã lớn nhất Miền Bắc trước ngày Lễ Vu Lan - Ảnh 7.

Được biết, từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo hạn chế đốt vàng mã, các tăng ni, Phật tử cũng khuyên người dân không nên mua vàng mã, mà nên quyên góp quần áo thật để ủng hộ bà con ở những nơi thiên tai, lũ lụt... nên nhu cầu về các sản phẩm vàng mã giảm đáng kể.

“Đột nhập” làng làm ngựa vàng mã lớn nhất Miền Bắc trước ngày Lễ Vu Lan - Ảnh 8.

Tuy nhiên, trên thực tế thị trường vẫn có những nhu cầu rất lớn về vật phẩm mang tính chất tâm linh này.

“Đột nhập” làng làm ngựa vàng mã lớn nhất Miền Bắc trước ngày Lễ Vu Lan - Ảnh 9.

Theo người dân làng nghề, thu nhập từ nghề này chỉ đủ ăn đủ tiêu và phụ thuộc theo mùa. Bà N.H cho hay: “Cứ 1 tiếng, tôi làm được khoảng 500 thoi vàng mã và đóng thành 5 phong. Mỗi phong như vậy có giá 10.000 đồng. Làm vàng thoi ngồi lâu rất mỏi lưng mà tiền công chỉ khoảng 15.000 đồng/ngày".

“Đột nhập” làng làm ngựa vàng mã lớn nhất Miền Bắc trước ngày Lễ Vu Lan - Ảnh 10.

Hiện nay, làng nghề làm vàng mã có khoảng 100 hộ dân trong làng sống phụ thuộc vào nghề làm hàng mã. Làng nghề chủ yếu làm theo hộ gia đình, rất ít xưởng lớn.

“Đột nhập” làng làm ngựa vàng mã lớn nhất Miền Bắc trước ngày Lễ Vu Lan - Ảnh 11.

Ngày nay, nhu cầu dùng vàng mã ở các đô thị lớn như Hà Nội và các tỉnh lân cận cũng giảm đi đáng kể bởi nguy cơ cháy nổ do đốt vàng mã, những mô hình vàng mã lớn thường được các đền, phủ, miếu đặt hàng để phục vụ cúng lễ xá tội vong nhân…

“Đột nhập” làng làm ngựa vàng mã lớn nhất Miền Bắc trước ngày Lễ Vu Lan - Ảnh 12.

“Đột nhập” làng làm ngựa vàng mã lớn nhất Miền Bắc trước ngày Lễ Vu Lan - Ảnh 13.

Những đơn hàng vàng mã phục vụ lễ cúng ngày Rằm tháng 7. Đây là một trong những vụ sản xuất vàng mã lớn nhất năm tại đây.

T.Anh
Ý kiến của bạn